Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không được biết đến là nhân vật thần thông với 72 phép biến hóa khôn lường, từng đại náo thiên cung, khiến thần phật kiêng nể. Thế nhưng vẫn có những yêu quái khiến cho Ngộ Không gặp phải nhiều khó khăn trong hành trình phò tá Đường Tam Tạng sang Tây Trúc thỉnh kinh.
Vốn là một con khỉ hấp thu được tinh hoa ngàn năm của đất trời sinh ra từ đá, Tôn Ngộ Không là nhân vật sở hữu 72 phép thần thông biến hóa và có vũ khí Kim Cô Bổng. Những điều đó khiến Ngộ Không trở thành nhân vật nổi tiếng và mạnh mẽ nhất trong tác phẩm Tây Du Ký.
Mặc dù vậy, trên con đường phò tá Đường Tăng thỉnh kinh xa xôi vẫn có không ít yêu quái khiến Tôn Ngộ Không phải khốn đốn. Vậy đó là những yêu quái nào và sở hữu năng lực ra sao?
Hồng Hài Nhi
Hồng Hài Nhi vốn là con ruột của Thiết Phiến công chúa và Bình Thiên Đại Thánh Ngưu Ma Vương, hiệu xưng là Thánh Anh Đại Vương. Nhân vật này có ngoại hình của một đứa trẻ khoảng 8-9 tuổi nhưng thực chất đã sống được hơn 300 năm.
Hồng Hài Nhi được biết đến là kẻ đầy mưu mô, xảo quyệt và rất tàn ác. Đây cũng là nhân vật duy nhất dám giả dạng Quán Thế Âm để lừa Trư Bát Giới.
Hồng Hài Nhi sở hữu khả năng tạo ra ngọn lửa Tam Muội Chân Hỏa, nước thường không thể dập tắt được. Lửa này được luyện từ ngọn lửa trong Lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân rơi xuống Hỏa Diệm Sơn khi Ngộ Không đại náo thiên cung. Đây chính là đòn khiến Ngộ Không bị mù, suýt chết trên núi Hồng Lĩnh khi giao chiến với Hồng Hài Nhi để giải cứu Đường Tăng.
May mắn là Quan Âm Bồ Tát đã tương trợ, dùng nước thần để rửa mắt, dập lửa và cứu Tôn Ngộ Không. Sau này, được Quan Âm Bồ Tát giác ngộ, Hồng Hài Nhi nguyện đi theo tu luyện, được phong là Thiện Tài Đồng Tử. Và cũng chính vì điều này mà Ngưu Ma Vương cùng Thiết Phiến công chúa vô cùng hận Tôn Ngộ Không, sinh ra nạn ở Họa Diệm Sơn sau đó.
Ngưu Ma Vương
Ngưu Ma Vương có hiệu là Bình Thiên Đại Thánh, hơn 500 năm trước từng cùng Tôn Ngộ Không và 6 yêu quái nữa kết nghĩa anh em. Xét vai vế thì xếp trên Tôn Hành Giả. Đây là một nhân vật phản diện được yêu quý và nổi tiếng trong Tây Du Ký.
Ngưu Ma Vương có ngoại hình khá to lớn, thân hình vạm vỡ, sở hữu vũ khí là cây đinh ba to lớn và cũng thông thạo 72 phép thần thông biến hóa. Do đó nhân vật này có sức mạnh không hề thua kém Tôn Ngộ Không.
Tạo hình Ngưu Ma Vương trong phim Tây Du Ký năm 1986.
Tạo hình Ngưu Ma Vương trong bộ phim riêng.
Khi thầy trò Đường Tăng đến Hỏa Diệm Sơn, Tôn Ngộ Không đã 3 lần lấy quạt ba tiêu và đắc tội với Thiết Phiến công chúa – vợ của Ngưu Ma Vương. Không những vậy còn khiến con trai Ngưu Ma Vương là Hồng Hài Nhi đi theo Bồ Tát nên Ngưu Ma Vương rất tức giận.
Tôn Ngộ Không giao chiến với Ngưu Ma Vương, đánh đến long trời lở đất. Chỉ đến khi Bát Giới đến trợ chiến cho Ngộ Không thì Ngưu Ma Vương mới chịu rút về động Ba Tiêu. Tôn Ngộ Không sau đó phải nhờ đến Lý Thiên Vương và Na Tra thái tử đến giúp để bắt được Ngưu Ma Vương.
Dù vậy, việc thu phục Ngưu Ma Vương vẫn không hề dễ dàng. Khi yêu quái này hiện nguyên hình là một con trâu, Na Tra thái tử cứ chặt được 1 đầu xuống thì lại có 1 đầu trâu khác mọc ra. Chỉ đến khi Lý Thiên Vương dùng kính chiếu yêu với bánh xe Hỏa Luân mới có thể thu phục được.
Bạch Cốt Tinh
Bạch Cốt Tinh thực chất là 1 bộ xương trắng, do hút được linh khí trời đất mà tu luyện thành tinh, có địa bàn ở Bạch Cốt Lĩnh, sử dụng vũ khí là đôi Nhật Nguyệt Song Kiếm khi chiến đấu. Đây cũng là nhân vật phản diện nổi tiếng trong tác phẩm Tây Du Ký.
Tuy xinh đẹp nhưng Bạch Cốt Tinh lại vô cùng độc ác!
Theo người xưa kể lại, Bạch Cốt Tinh thường mê hoặc, dụ dỗ rồi hút sạch tinh khí của con người. Trong trường hợp khác, nếu bị ả nhập hồn, nạn nhân dù giữ được ý thức ngoại hình như cũ nhưng bên trong lại dần dần ma hóa, mất đi bản chất thật và trở thành tay sai làm việc xấu cho Bạch Cốt Tinh!
Bạch Cốt Tinh xuất hiện trong hồi 27 Tây Du Ký: Thây ma ba lượt trêu Tam Tạng, Đường Tăng nhiều phen đuổi Ngộ Không. Yêu quái này nguy hiểm không phải bởi sức mạnh phi phàm hay vũ khí nguy hiểm mà là do tính ranh ma quỷ quyệt của mình. Bạch Cốt Tinh đã thành công trong việc ly gián thầy trò Đường Tăng, từ đó dễ dàng thực hiện âm mưu của mình.
Tạo hình trong bộ phim mới của Bạch Cốt Tinh.
Bạch Cốt Tinh đã ba lần biến hóa để lừa bắt Đường Tăng nhưng đều bị Tôn Ngộ Không đánh chết. Nhưng chính Đường Tăng mù quáng, tin lầm điều mắt thấy tai nghe và quyết viết giấy mực, đuổi Ngộ Không về Hoa Quả Sơn.
Sau khi Tôn Ngộ Không bỏ đi, Bạch Cốt Tinh đã bắt giữ được Đường Tăng, Sa Tăng và Bạch mã, chỉ có Trư Bát Giới là chạy thoát.
Mọi chuyện chỉ hoàn toàn sáng tỏ sau khi Bát Giới thuyết phục thành công Ngộ Không trở lại và ra tay tiêu diệt yêu quái. Sau khi bị Ngộ Không đánh chết, ả hiện nguyên hình là 1 bộ xương trắng.
Độc Giác Tỷ
Yêu quái này xuất hiện ở nạn thứ 39: Gặp yêu núi Kim Đâu, vốn là con trâu do Thái Thượng Lão Quân nuôi nhưng sổng chuồng xuống trần làm yêu quái và bắt mất nhà sư Tam Tạng. Yêu quái này sở hữu một cái vòng bạc có khả năng thâu tóm hết mọi thứ vũ khí, bửu bối của chư thần.
Khi giao chiến với Độc Giác Tỷ, cây thiết bảng của Tôn Ngộ Không đã bị chiếc vòng này hút vào. Tôn Ngộ Không lần đầu bị lấy mất vũ khí thì như người mất hồn, phải bỏ chạy.
Sau đó Tôn Hành Giả đã lần lượt thỉnh các vị thần như hai Lôi Công (thần sấm), Thác tháp Thiên Vương Lý Tịnh, Na Tra, Hỏa Đức Tinh Quân, thiên binh thiên tướng v.v… nhưng tất cả đều vô phương, thúc thủ.
Cuối cùng Tôn Ngộ Không phải sử dụng đến chiêu “rút cán búa” trong tam thập lục kế, nghĩa là đi điều tra nguồn gốc con yêu và mời ngay người chủ của nó xuống thu phục, đó là chính Thái Thượng Lão Quân.
Kim Sí Điểu
Kim Sí Điểu xuất hiện từ nạn thứ 61: Bị núi Sư Đà, đến nạn thứ 64: Thỉnh Phật Tổ bắt đại bàng trong Tây Du Ký. Kim Sí Điểu là tam đệ trong ba đại ma vương thống lĩnh núi Sư Đà. Lão đại nguyên là con sư tử vật cưỡi của Văn Thù Bồ Tát. Lão nhị là con voi vật cưỡi của Phổ Hiền Bồ Tát.
Tuy nhiên Kim Sí Điểu có gốc gác cao quý hơn. Tương truyền nguyên từ lúc trời còn hỗn độn, trong các loài biết bay thì Phượng hoàng là chúa. Phượng hoàng sinh ra Khổng tước và Đại bàng. Khổng tước hung dữ, nuốt cả Như Lai vào bụng. Như Lai rạch xương sống nó chui ra, toan giết chết thì chư Phật đều khuyên can, giết nó cũng như giết mẹ mình. Như Lai sau đó phong cho Khổng tước là Phật Mẫu. Vì vậy, luận vai vế, Đại bàng được xem là cậu của Như Lai.
Nếu Tôn Ngộ Không từng đại náo thiên cung thì Kim Sí Điểu cũng từng đại náo Tây thiên và khiến 500 vị la hán phải bó tay trong việc thu phục hắn. Phép Cân đẩu vân của Tôn Ngộ Không mỗi lần đi được mười vạn tám ngàn dặm, nhưng Kim Sí Điểu chỉ cần vỗ cánh một cái đã đi được chín ngàn dặm. Vì vậy yêu vương vỗ cánh hai lần đã bắt được Ngộ Không. Tam đại ma vương lừa Ngộ Không rằng Đường Tăng đã bị ăn thịt, làm Ngộ Không nản chí bay tới chỗ Như Lai định bỏ cuộc.
Sau khi thắng Tôn Ngộ Không, Kim Sí Điểu toan đánh với Như Lai nhưng được Như Lai cảm hóa hiện về nguyên hình đậu trên vai ngài. Yêu vương này được Như Lai cho quy y để nhận lễ của chúng sinh khắp Tứ Đại bộ châu.
Kỹ xảo của \'Tây du ký 1986\' thô sơ và nghèo nàn đến mức nào? Long cung thực ra là bể cá, Bạch Cốt Tinh chỉ là giấy mô phỏng, Hồng Hài Nhi phun lửa nhờ súng đạo cụ. 32 ... |
Hé lộ cao thủ có năng lực hơn cả Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký Cao thủ trong “Tây Du Ký” nhiều như nước chảy mây trôi. Trong những trận so tài giữa các vị Thần tiên và yêu quái, ... |
Ngày đăng: 22:38 | 04/01/2019
/