Hiểu rõ công việc, thường xuyên tương tác với sếp, tránh sai sót, tác phong chỉn chu... giúp bạn tạo niềm tin và sự hài lòng với sếp.
Nhiều bạn trẻ mới đi làm thường có tâm lý e ngại khi đối mặt với cấp trên. Với những người sếp cầu toàn, bạn cần duy trì trạng thái làm việc tốt nhất, hoàn thiện đến từng chi tiết nhỏ. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để bạn rèn luyện nhiều đức tính tốt cần thiết cho công việc.
Nắm chắc yêu cầu công việc
Phần lớn những nỗi thất vọng của cấp trên đến từ việc nhân viên không nắm vững yêu cầu công việc, do đó không thể hoàn thành nhiệm vụ như kỳ vọng. Do đó, việc đầu tiên để bạn làm hài lòng cấp trên cũng như giảm bớt mối bận tâm của chính mình là cố gắng hiểu rõ yêu cầu công việc càng cụ thể càng tốt.
Bạn nên hỏi kỹ những điểm chưa rõ, deadline, các hình mẫu có thể tham khảo, những người có thể liên hệ đối với mọi nhiệm vụ được giao. Ghi chép cẩn thận những chi tiết liên quan đến yêu cầu công việc và sau đó, xác nhận lại lần cuối với lãnh đạo. Hành động này không những giúp tạo ấn tượng với sếp về một người cẩn thận, chu toàn mà còn giúp bạn hoàn thành công việc đúng theo những gì được yêu cầu.
Chú tâm và cẩn trọng trong công việc là điều cần thiết. |
Tạo sự tương tác với người lãnh đạo
Tăng cường tương tác, thường xuyên báo cáo và tham khảo ý kiến của cấp trên là một cách để tạo sự liên kết với họ. Bạn nên thường xuyên chia sẻ về công việc của mình với sếp, nhờ họ đưa ra những lời khuyên và ý kiến. Hành động này không chỉ tạo được thiện cảm với sếp mà còn giúp bạn nhận được những góp ý quý giá cho công việc.
Kiểm tra thật kỹ trước khi gửi đi bất cứ thứ gì
Khi làm việc với người cầu toàn, quy tắc quan trọng đó là hãy giảm thiểu sai sót ở mức ít nhất có thể. Bất cứ một người lãnh đạo nào cũng không muốn nhận một bản báo cáo lỗi, sai quy chuẩn hoặc một email viết cẩu thả từ nhân viên. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, có thể bạn phải tìm việc mới hoặc nhận những than phiền. Hãy chắc chắn mọi thứ đều chính xác, chỉn chu và gọn gàng trước khi đến tay sếp, cho dù đó là tài liệu gì, bằng cách kiểm tra và rà soát thường xuyên. Bạn cần xem bước kiểm tra này là thói quen.
Khi đi làm, bạn không chỉ cần chú tâm tới công việc mà còn nên để ý đến tác phong bản thân. |
Tác phong chỉn chu, ngăn nắp
Ơ rmooi trường công sở, tác phong chỉn chu, ngăn nắp giúp bạn tạo được nhiều thiện cảm với đồng nghiệp cũng như cấp trên. Ngay cả khi đang khó chịu vì một vấn đề gì đó nhưng nhìn thấy bàn làm viẹc gọn gàng, bố trí khoa học, có thể sếp sẽ thư giãn và thấy dịu lại ngay.
Để tâm tới những chi tiết nhỏ
Ai cũng thích những người tinh tế và có khả năng chiều lòng người khác bằng những chi tiết nhỏ. Nếu muốn ghi điểm, bạn hãy thử để ý nhiều hơn tới những tiểu tiết khi làm việc với sếp như họ thích phong cách tối giản hay cổ điển, chủ đề yêu thích của họ, thói quen mõi ngày...
Cách để tạo ấn tượng tốt và thiện cảm với lãnh đạo không khó, chỉ cần bạn cố gắng trở thành một nhân viên luôn chu đáo, tỉ mỉ và kỹ tính trong công việc. Bạn cũng không nên quá đặt nặng vấn đề phải "chiều lòng" sếp bằng mọi cách, thay vào đó hãy cố gắng hoàn thiện thật tốt công việc và các kỹ năng của mình, bởi đây chính là con đường ngắn nhất để có được sự tin tưởng của bất kỳ người lãnh đạo nào.
Có cần luật hóa một khái niệm mơ hồ: “Nịnh cấp trên”? Trách nhiệm của Bộ Nội vụ là tham mưu giúp Chính phủ xây dựng bộ máy hoàn hảo, đánh giá công chức khách quan, đo ... |
Cấm biếu, tặng quà Tết cấp trên: Làm thế nào để không còn là khẩu hiệu? Theo ông Lê Quý Đức, làm thế nào để xóa bỏ cơ chế xin - cho, mối quan hệ 5 "ệ"... thì khi đó Chỉ ... |
Chặn biếu xén dịp Tết, được không? Tặng quà trong dịp lễ, Tết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc nhưng nhiều người lợi dụng việc này để xu nịnh lãnh ... |
Công chức không được nịnh bợ sếp Chính phủ quy định cán bộ, công chức không được tư duy nhiệm kỳ, chọn việc dễ, lấy lòng cấp trên vì động cơ không ... |
Ngân Linh
Ngày đăng: 11:37 | 02/10/2019
/ ngoisao.net