Nếu thấy bé hay bắt chước biểu cảm của người khác, không lập tức nổi giận khi bị trêu chọc, hãy mừng vì có thể con có EQ tốt. 

Chỉ số EQ (trí thông minh cảm xúc) cho phép đánh giá năng lực chế ngự và kiểm soát các cảm xúc của mỗi người. Với trẻ em, EQ cao giúp bé bản lĩnh hơn và biết cách đối mặt với các tình huống, thay vì ỷ lại bố mẹ. Chỉ số này có thể cải thiện ở bất cứ độ tuổi nào nhưng theo các chuyên gia, nên bồi đắp từ sớm để có hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là 4 biểu hiện của trẻ có EQ cao và cách giúp bố mẹ bồi dưỡng năng lực này cho con:

1.Khả năng biểu đạt cảm xúc tốt

Quan sát con, bạn sẽ thấy trẻ yêu thích vẽ, kể chuyện về cuộc sống hàng ngày. Trẻ cũng có sở trường bắt chước biểu cảm của ai đó, hoặc biến mình thành "diễn viên" với mỗi động tác, lời nói. Tất cả các biểu hiện này cho thấy trẻ dễ dàng nhận diện cảm xúc của chính mình và mọi người xung quanh.

Theo Solvhealth, bằng việc chia sẻ với trẻ những cảm nhận của chính mình (theo hướng tích cực), cha mẹ sẽ góp phần giúp con học hỏi những kỹ năng đối phó đa dạng.

Ngược lại, nếu trẻ chưa có khả năng biểu đạt cảm xúc, cần giúp đỡ bé xây dựng vốn từ vựng cơ bản để diễn tả. Chẳng hạn, bạn có thể nói: "Nếu sóng biển làm vỡ lâu đài cát của mẹ, mẹ sẽ buồn lắm. Con thấy sao?". Để khuyến khích trẻ cởi mở cảm xúc, bạn nên bắt đầu từ chính mình.

4 dau hieu con ban vuot troi ve tri thong minh cam xuc
Ảnh: Understood.

2.Cởi mở khi chia sẻ

Cách trẻ phản hồi với cuốn sách, bộ phim mình xem cho phép bạn đánh giá mức độ cởi mở của con. Liệu trẻ có thể khám phá và hiểu trọn vẹn được cảm xúc của nhân vật và đồng cảm với họ? Bé có tỏ ra hiếu kỳ với những diễn tiến mới của các phần tiếp theo?

Lựa chọn sách, phim phù hợp cho trẻ, với tuyến nhân vật đa dạng, sau đó trò chuyện với con về các nhân vật đó là cách để gây dựng sự đồng cảm - một yếu tố quan trọng của trí tuệ cảm xúc.

3.Luôn biết lắng nghe

Nếu con luôn là "quan tòa phân xử" mọi vấn đề trong nhóm bạn của bé, chắc chắn bé có EQ cao. Trẻ có EQ cao luôn là người lắng nghe thấu suốt, biết cách làm thế nào để giúp đỡ người khác xử lý mọi vấn đề.

Để dạy trẻ biết lắng nghe, một lần nữa, vai trò "làm mẫu" là chìa khóa. Bạn cần rèn luyện để trở thành người nghe tích cực. Đừng khư khư điện thoại trên tay khi trò chuyện với trẻ. Sau khi con nói, bạn có thể hồi đáp với tinh thần xây dựng: "Ồ, mẹ thấy con đang tức giận lắm rồi!", hay "Lý do gì khiến con tức giận đến vậy, kể cho mẹ nghe nào?".

4.Biết kiềm chế sự tức giận

Bất cứ đứa trẻ nào cũng từng có lúc tức giận và "bùng nổ", đây hoàn toàn là một điều bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ có xu hướng "dừng" lại để tự suy nghĩ trước khi phản ứng, đó là dấu hiệu rõ rệt của trí thông minh cảm xúc. Thay vì chỉ bộc lộ một cách bản năng, trẻ sẽ tự xử lý cảm xúc riêng, trước khi biểu đạt nó.

Để khuyến khích khả năng này, hãy tán dương trẻ mỗi khi con thể hiện điều đó. Chẳng hạn, bạn nói: "Mẹ thích cách con không nổi cáu khi em vô ý làm hỏng hình lego của con. Sau đó, con còn chỉ cho em cách xếp lại hình. Mẹ thực sự ấn tượng bởi cách giải quyết này đấy".

Lin Nguyễn

4 dau hieu con ban vuot troi ve tri thong minh cam xuc LỜI GIẢI CHO CƠ CHẾ ĐẶC THÙ (*): Chuẩn nào cho nhân tài?

Coi trọng hiền tài là nhận thức đúng nhưng phải có một chuẩn đặt ra để tìm được những người thực sự là nhân tài

4 dau hieu con ban vuot troi ve tri thong minh cam xuc Bình đẳng giới và môi trường làm việc công bằng cho phụ nữ

Nhiều người cho rằng họ công bằng với phụ nữ, nhưng biến suy nghĩ thành hành động thực tế là vấn đề hoàn toàn khác. ...

Ngày đăng: 22:54 | 07/08/2018

/ VnExpress