Theo ông Nguyễn Tiến Đông - Chủ tịch Công ty quản lý Tài sản (VAMC) “Để xử lý nhanh nợ xấu, VAMC cần nguồn lực về vốn và con người. Để xử lý thực chất nợ xấu, cần phải mua bán nợ theo cơ chế thị trường.
Hiện các TCTD đăng ký bán nợ thị trường cho VAMC là khoảng 20.000 tỉ đồng. Với nhu cầu bán nợ của các TCTD như vậy mà vốn VAMC chỉ có 2.000 tỉ đồng thì không đáp ứng”. VAMC đề nghị cấp đủ vốn điều lệ 5.000 tỉ đồng theo phương án đã được phê duyệt, tức thêm 3.000 tỉ so với hiện hành.
Trước đó, phát biểu tại hội thảo Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Nghị quyết số 42 và Quyết định số 1058, ông Nguyễn Tiến Đông cho biết: “Theo quyết định 1058 của Thủ tướng, năm 2018, VAMC sẽ được cấp vốn điều lệ là 5.000 tỉ đồng. Đến năm 2020, vốn điều lệ của VAMC sẽ được cấp nâng lên 10.000 tỉ đồng, nhưng thực tế đến giờ này vẫn chưa có đủ vốn”.
Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018 vừa được công bố, VAMC có kế hoạch mua tối đa 32.000 tỉ đồng nợ xấu trong năm nay bằng trái phiếu đặc biệt. Bên cạnh đó, theo phương án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt thì có 3.500 tỉ đồng được mua theo giá trị thị trường. Công ty sẽ xử lý nợ xấu theo dư nợ gốc là hơn 34.500 tỉ.
Các giải pháp để thực hiện mục tiêu về xử lý nợ, VAMC cho biết sẽ cùng với các bộ ngành để hoàn thiện khung khổ pháp lý xử lý nợ xấu. Đồng thời, công ty sẽ đề nghị cấp đủ vốn điều lệ 5.000 tỉ trong năm nay theo phương án đã phê duyệt, tức là bổ sung thêm 3.000 tỉ nữa so với vốn hiện hành.
“VAMC sẽ là trung tâm mua bán nợ xấu của ngân hàng. Hiện nay chúng tôi đang tập trung phân tích các món nợ lớn từ 10.000 tỉ đồng trở lên. VAMC đề xuất lên NHNN để được kết nối với dữ liệu của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) và kết nối với hệ thống dữ liệu của các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng thương mại (AMC) để chia sẻ các giải pháp để hỗ trợ” - ông Nguyễn Tiến Đông nói.
Thêm vào đó, VAMC sẽ phối hợp với các tổ chức tín dụng để đẩy nhanh xử lý nợ xấu đã mua; lựa chọn, rà soát lại các khoản nợ đang hạch toán nội bảng, ngoại bảng của các tổ chức tín dụng có khả thi trong việc xử lý sau khi mua để triển khai theo phương án mua bán nợ theo giá trị thị trường.
Đặc biệt, công ty sẽ tiếp xúc và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp cận danh mục, hồ sơ pháp lý của các khoản nợ xấu, tài sản đảm bảo để giới thiệu việc chào bán phù hợp nhằm đẩy nhanh việc xử lý và thu hồi nợ xấu.
Ông Nguyễn Văn Du - Phó Chánh Thanh tra NHNN - cho biết: tính đến ngày 30.6.2018, hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 138,29 nghìn tỉ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 (không bao gồm 61,04 nghìn tỉ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng). Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng là 70,23 nghìn tỉ đồng (chiếm 50,78%), xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết 42 là 21,59 nghìn tỉ đồng (chiếm 15,61%) và xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 46,46 nghìn tỉ đồng (chiếm 33,59%).
6 ngân hàng xoá sạch nợ tại VAMC
Vietcombank (VCB) là ngân hàng đầu tiên xóa sạch nợ tại VAMC vào cuối năm 2016, chỉ sau hai năm tập trung kế hoạch xử lý nợ, sớm trước ba năm so với lộ trình 2020 mà Quốc hội, Chính phủ chủ trương.
Cụ thể sau khi trích lập 3,300 tỉ đồng cho trái phiếu đặc biệt, Vietcombank đã lấy lại toàn bộ dư nợ đã bán cho VAMC còn lại là 4,300 tỉ đồng về để tiếp tục theo dõi xử lý.
Sau Vietcombank, đã có thêm một số ngân hàng xử lý sạch phần nợ xấu bán cho VAMC. Những tên tuổi này gồm có Techcombank (TCB), MBBank (MBB), ACB, VIB và gần nhất là Vietinbank (CTG), ngân hàng thứ 6 xóa sạch nợ tại VAMC.
Cụ thể, nếu như cuối năm 2017, Vietinbank vẫn còn 2,472 tỉ đồng trái phiếu đặc biệt tại VAMC, trong đó trích lập dự phòng 1,891 tỉ đồng thì báo cáo tài chính bán niên 2018 vừa qua VietinBank không còn nắm giữ trái phiếu đặc biệt nào do VAMC phát hành.
Nhân viên PGBank sẽ được tăng lương khi về một nhà với HDBank?
Nhân viên của PGBank được trả lương 11,6 triệu đồng/tháng, nhiều khả năng sẽ được tăng theo mức lương của HDBank là 12,3 triệu đồng ... |
Sacombank rao bán 4 khu bất động sản giá trị trên 20.000 tỷ đồng
Chỉ tính riêng 4 khu đất mà Sacombank đang rao bán đã có giá trị khởi điểm trên 20.000 tỷ đồng, chưa kể nhiều khu ... |
"Cục máu đông" nợ xấu dần tan
Sau một năm Nghị quyết 42 có hiệu lực, ngành ngân hàng đã xử lý tổng cộng 138.290 tỷ đồng nợ xấu. Đó là con ... |
20 nghìn tỷ đồng nợ xấu muốn bán giá thị trường nhưng không có tiền mua
Ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch HĐTV VAMC cho biết khối lượng nợ xấu hiện nay của ngành ngân hàng (tính cả nội và ngoại ... |
Ngày đăng: 15:24 | 12/09/2018
/ https://laodong.vn