Sự khác biệt trong những nguyên tắc này không những phụ thuộc vào loại thức ăn chúng ta ăn mà còn ở cách ăn như thế nào.
1. Nên có protein và chất xơ ở mỗi bữa ăn
Nguyên tắc đầu tiên mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo là phải có cả protein và chất xơ trong mỗi bữa ăn. Ăn nhiều protein không những giúp kích thích quá trình trao đổi chất mà còn giúp cơ thể cảm thấy no lâu, theo MSN.
Chất xơ có khả năng giúp ruột hạn chế hấp thu đường. Điều này sẽ khiến cơ thể sử dụng đường glucose có sẵn trong máu để chuyển hóa thành năng lượng thay vì tích tụ mỡ thừa.
Thực phẩm giàu protein phổ biến gồm trứng, tôm, thịt gà, đặc biệt là ức gà. Chất xơ thì có nhiều trong các loại rau củ, trái cây.
2. Ăn thành nhiều bữa nhỏ
Giữ mức đường huyết trong máu ổn định là yếu tố rất quan trọng giúp giảm cân lâu dài. Do đó, các chuyên gia dinh cho rằng hai bữa ăn cách nhau từ 7 giờ trở lên là không tốt vì lúc đó lượng đường huyết trong máu đã giảm quá thấp. Hiện tượng này sẽ tạo ra phản ứng khiến cơ thể thèm ăn và ăn rất nhiều.
Thay vào đó, mọi người hãy ăn các bữa nhẹ, mỗi lần ăn ít và cách nhau chỉ khoảng 4 giờ. Đây là cách hiệu quả giúp duy trì đường huyết, tránh đẩy cơ thể vào trạng thái đói và ăn quá nhiều.
Ngoài ra, bữa ăn tối và bữa sáng hôm sau nên cách nhau chỉ 12 giờ. Các nghiên cứu trước đây trên chuột cho thấy những con chuột có bữa ăn cách nhau từ 9 đến 12 giờ trong khung giờ này sẽ tích tụ ít mỡ hơn so với những con khác, mặc dù lượng calo chúng nạp vào là như nhau, theo MSN.
3. Ăn chất béo lành mạnh
Nghiên cứu cho thấy ăn chất béo lành mạnh có thể tác động tích cực đến nồng độ insulin trong máu, từ đó giúp ngăn bệnh tiểu đường loại 2.
Chất béo lành mạnh có nhiều trong thực vật, chẳng hạn như các loại đậu, bơ và một số loại hạt. Dầu ô liu và những loại dầu ăn được làm thực vật khác cũng là lựa chọn lý tưởng.
Ngày đăng: 11:00 | 26/01/2018
/ Báo Thanh Niên