Những người nghỉ việc chủ yếu là lao động đơn giản... không có lái tàu hay cán bộ kỹ thuật cao.
Trước thông tin Chủ tịch UBND TP Hà Nội - ông Nguyễn Đức Chung cho biết, khoảng 28% trong gần 1.000 nhân viên được đào tạo để vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã bỏ việc vì dự án chưa thể hoạt động, phía đường sắt Hà Nội đã lên tiếng giải thích.
Hàng trăm nhân viên đường sắt Cát Linh xin nghỉ việc. Ảnh: VietnamPlus |
Tờ Lao Động dẫn lời đại diện Công đoàn cơ sở Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt Hà Nội cho biết, số lao động đã nghỉ việc đều là những lao động phổ thông và họ nghỉ rải rác từ khi dự án tuyển dụng đến nay (2015-2019), chứ không phải nghỉ ồ ạt trong thời gian gần đây.
Phía đơn vị này giải thích thêm, từ tháng 7/2015, công ty bắt đầu tuyển dụng 651 nhân sự, cử đi đào tạo theo chương trình của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Trong số nhân sự đó có gần 40 người được cử sang Trung Quốc để đào kỹ năng lái tàu, bộ phận kỹ thuật cao; số còn lại được đào tạo trong nước với các nghề: quản lý lái tàu; quản lý nhà ga; sửa chữa công trình; vật tư; thiết bị nhà ga; điện lực; thông tin tín hiệu; đường ray; đầu máy toa xe…
Trong thời gian đào tạo các nhân sự trên được hưởng thu nhập theo chế độ do Ban Quản lý dự án chi trả và chưa ký hợp đồng lao động với công ty.
Đến tháng 3/2019, được sự đồng ý của Bộ Giao thông Vận tải và UBND TP.Hà Nội, công ty đã tiến hành ký hợp đồng lao động với hơn 650 người. Trong thời gian vận hành thử tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, người lao động được công ty chi trả lương theo mức lương tối thiểu vùng, khoảng hơn 4.500.000 đồng/người/tháng và được đóng đầy đủ các chế độ BHXH, BHYT, BHTN…
Theo đơn vị này, tính tới thời điểm hiện tại có 180 người xin nghỉ. Lý do vì những lao động này chưa được ký hợp đồng nên khi phải chờ đợi quá lâu thì nhiều người đã nghỉ việc, chọn công việc khác.
Những người nghỉ việc chủ yếu là lao động đơn giản như hướng dẫn hành khách, phục vụ tại ga, nhân viên vé, lái xe... không có lái tàu hay cán bộ kỹ thuật cao.
"Sau khi có người nghỉ việc phía công ty cũng đã chủ động tuyển dụng thay thế để bảo đảm cho quá trình đào tạo cũng như vận hành thử theo kế hoạch", tờ báo này dẫn lời phía ngành đường sắt cho biết.
Trước đó, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, để chuẩn bị cho công tác tiếp nhận, vận hành, thành phố Hà Nội đã tuyển dụng, đào tạo hàng nghìn lao động.
Nhưng do dự án chậm tiến độ, nên trong năm vừa qua có tới 28% công nhân, nhân viên của dự án đã bỏ việc, làm cho TP gặp rất nhiều khó khăn.
Cát Linh-Hà Đông: Nhân viên bỏ việc vì chờ đợi quá lâu Khởi công tháng 10/2011 với mục tiêu hoàn thành vào tháng 6/2014, một năm sau chính thức khai thác, tuy nhiên sau đó dự án lùi tiến độ vận hành đến tháng 6/2016, rồi tiếp tục lùi đến cuối năm 2016, cuối quý 2/2017. Sau khi được điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 868 triệu USD (18.000 tỷ đồng), dự án lùi đến tháng 10/2017, rồi đến tháng 2/2018, cuối năm 2018. Tháng 9/2018, dự án chạy thử nghiệm và lại lùi thời gian vận hành đến tháng 4/2019 nhưng tiếp tục lỡ hẹn. Mới đây, sau nhiều lần thị sát, chỉ đạo Chính phủ đã yêu cầu các đơn vị liên quan sớm khắc phục các vướng mắc, đưa dự án vào khác thác trong năm nay. |
28% công nhân bỏ việc, đường sắt Cát Linh-Hà Đông vận hành thế nào? Việc đường sắt Cát Linh - Hà Đông "mãi không xong" khiến 28% công nhân bỏ việc liệu có ảnh hưởng đến công tác vận ... |
“Không phải công nhân thôi việc tập thể tại Dự án Cát Linh – Hà Đông" Đó là khẳng định của đại diện Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt Hà Nội ... |
Hàng trăm nhân viên đường sắt Cát Linh - Hà Đông bỏ việc Khoảng 28% trong gần 1.000 nhân viên được đào tạo để vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã bỏ việc, vì ... |
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông có thể tiếp tục lỡ hẹn Tổng thầu Trung Quốc đề xuất hoàn thành nghiệm thu, chuyển giao dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông ngày 31/12/2019, nhưng Bộ ... |
Thái An
Ngày đăng: 19:19 | 18/11/2019
/ baodatviet.vn