Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết như vậy bên lề kỳ họp thứ 8 (bất thường) của HĐND TP Hà Nội sáng nay 8/4.
Liên quan đến câu chuyện nhiều giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn, Đông Anh, Mỹ Đức kêu cứu vì lo sợ nguy cơ mất việc nếu trượt trong kỳ thi tuyển dụng viên chức sắp tới, ông Chung cho biết: Trong các tiêu chuẩn, tiêu chí để tuyển đợt này có yêu cầu về Ngoại ngữ, Tin học. Kế hoạch tuyển dụng của thành phố là thực hiện nghiêm túc theo Nghị định 161 của Chính phủ, theo sự chỉ đạo của Bộ Nội vụ.
Theo kế hoạch của TP ban hành, Ban chỉ đạo đã được thành lập do ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP làm trưởng ban. Hiện nay, TP Hà Nội đang chỉ đạo tất cả các quận, huyện rà soát lại toàn bộ thực trạng số giáo viên đã, đang nằm trong hợp đồng sẽ phải thi tuyển trong đợt này.
“Đến chiều qua 8/4, theo kết quả báo cáo của các quận huyện và Sở Nội vụ, có một số giáo viên đã được hợp đồng từ 15 đến hơn 20 năm, tức là có trình độ, kinh nghiệm giảng dạy rất tốt. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn này, Ban chỉ đạo của TP sẽ họp và đưa ra phương án tối ưu nhất, trên tinh thần đối với tất cả những giáo viên đã có kinh nghiệm, đã giảng dạy tốt, có thể chúng tôi sẽ đề ra phương án vừa xét tuyển vừa thi tuyển, đảm bảo ổn định cuộc sống của họ”.
Ông Chung khẳng định, đợt thi tuyển này phải đảm bảo mục tiêu giải quyết được tất cả những tồn đọng trong vòng khoảng 20 năm qua về vấn đề để giáo viên hợp đồng quá lâu. Cùng với đó, giải quyết được vấn đề tồn đọng của những năm qua khi có chính sách đưa tất cả các trường mầm non từ tư thục vào công lập (nên thiếu hụt một lượng giáo viên dạy ở các trường mầm non).
TP cũng muốn đảm bảo thi tuyển đủ số giáo viên nhằm phục vụ dạy học trong các trường công lập.
“Thông qua đợt thi tuyển lần này, mục tiêu của chúng tôi là tạo sự ổn định đối với toàn bộ hệ thống giáo viên của thành phố. Trên cơ sở đó để họ yên tâm dạy học”.
Theo ông Chung, từ đầu năm 2016 đến nay, thực hiện chủ trương của Chính phủ, TP Hà Nội đã dừng việc tuyển dụng. “Đợt này, chúng tôi sẽ rà soát để giải quyết một lần tất cả những tồn đọng trong những năm qua. Tới đây, trên cơ sở thống kê ở các quận, huyện và cụ thể là từng trường, Ban chỉ đạo sẽ có đánh giá cụ thể và thông tin minh bạch”, ông Chung nói.
Theo ông Chung, hiện nay cơ bản các trường trên địa bàn Hà Nội đều thiếu giáo viên.
“Có những trường thiếu giáo viên ở lĩnh vực/ bộ môn này nhưng lại thừa ở bộ môn khác. Do đó, TP sẽ làm công tác điều chuyển".
Ông Chung nhấn mạnh đợt tuyển giáo viên này có sự khác biệt so với tất cả các lần trước là mở rộng diện tuyển. Giáo viên ở tất cả các tỉnh, thành phố đều có quyền tham gia dự tuyển chứ không chỉ bó hẹp người có hộ khẩu Hà Nội.
Như VietNamNet đã phản ánh, kỳ thi tuyển công chức, viên chức sắp tới, huyện Sóc Sơn có 256 giáo viên công tác từ 5–28 năm có nguy cơ mất việc.
Tuy nhiên, thống kê trên toàn TP Hà Nội, có đến hơn 2.700 trường hợp tương tự ở 20 quận, huyện.
Hiện nay, ở các quận, huyện của Hà Nội có quá đông giáo viên hợp đồng do tồn tại của lịch sử đang kiến nghị hoặc xét tuyển đặc cách cho các giáo viên có thâm niên 15 - 20 năm, hoặc vẫn thi tuyển nhưng miễn thi ngoại ngữ, đặc biệt với số giáo viên mầm non và tiểu học.
Phụ huynh tố giáo viên nhét chất bẩn vào vùng kín bé gái 5 tuổi
Chị N.B.N. tố cáo giáo viên trường Mầm non xã Vạn Thọ (Đại Từ, Thái Nguyên) nhét chất bẩn vào vùng kín của con gái ... |
"Sao cứ bắt giáo viên chúng tôi phải như thánh?"
Không bao biện cho ngành giáo dục, cô Diệp cho hay mình là một thành viên trong bộ máy nên cũng hiểu vì sao thời ... |
Phụ huynh Quảng Nam tố giáo viên đánh vào đầu khiến con trai chấn động não: Xuất hiện tình tiết bất ngờ
Tại buổi họp tiếp xúc với lãnh đạo Phòng GDĐT huyện Đại Lộc, phụ huynh tố cáo giáo viên đánh vào đầu khiến con trai ... |
Hiệu trưởng bắt tay giáo viên bớt xén tiền hỗ trợ học sinh nghèo
Huyện đang thành lập hội đồng kỷ luật để xem xét kỷ luật hiệu trưởng cùng các giáo viên vì đã bớt xén tiền hỗ ... |
Ngày đăng: 16:03 | 09/04/2019
/