Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, hiện nay còn khoảng 20.000 lao động trình độ đại học thất nghiệp, tỷ lệ này không quá lớn so với thế giới.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có báo cáo gửi các đại biểu nêu những vấn đề "nóng" của ngành trước khi đăng đàn trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội tuần này.

Trong đó, nổi bật là việc chất lượng đào tạo chưa cao, đặc biệt là đào tạo sau đại học, liên kết, liên thông… do đó còn khoảng 200.000 lao động trình độ đại học trong độ tuổi lao động chưa có việc làm; chưa thu hút được sinh viên giỏi vào sư phạm để nâng cao chất lượng giáo dục.

Tỷ lệ thất nghiệp trình độ đại học ở Việt Nam trên dưới 4%. Nếu tính trong tổng số hơn 5 triệu lao động trình độ đại học thuộc độ tuổi này, tỷ lệ không quá lớn.

200000 sinh vien that nghiep tra da xe omkhong that nghiep

Tỷ lệ lao động sau đại học của Việt Nam không quá lớn? (Ảnh: SGVN)

Năm 2017 gần 3% đến 4,5%, chủ yếu là làm việc không đúng ngành hoặc không muốn chấp nhận dịch chuyển đến nơi thiếu lao động. Đây cũng là tình trạng chung của các nước trên thế giới.

Ngoài ra, theo Bộ GD&ĐT, cơ chế chính sách chưa tạo động lực khởi nghiệp, lập nghiệp. Có sự chênh lệch đáng kể giữa điều kiện sống giữa các vùng miền, tạo ra thừa thiếu cục bộ. Nhiều nơi vẫn thiếu nhưng không thu hút được lao động trình độ cao.

Từng trao đổi về vấn đề tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam được coi là thấp nhất thế giới, TS Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng, định nghĩa về thất nghiệp từ xưa đến nay giữ nguyên không thay đổi qua các năm, các cuộc điều tra và hoàn toàn tương thích với định nghĩa thế giới.

Cuộc điều tra này do Tổng cục Thống kê thực hiện hàng quý, có sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) dựa trên số mẫu là 50.000 hộ gia đình.

Theo đó, người thất nghiệp là những người từ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc, trong thời gian phỏng vấn (trong vòng 1 tuần) có đi tìm việc làm nhưng chưa tìm được.

Do đó, bà Hương nhìn nhận, ở Việt Nam không có ai thất nghiệp tuyệt đối, mất việc này họ vẫn có thể làm việc khác, tức là vẫn có thu nhập. Do đó, cử nhân, thạc sĩ đi làm xe ôm, bán trà đá... vẫn được coi là có việc làm.

"Có thể nói một người đi làm như thế là chất lượng việc làm chưa tốt, thu nhập thấp, nhưng không phải thất nghiệp", bà Hương khẳng định.

Cũng theo bà Hương, định nghĩa này loại bỏ những người có cơ hội việc làm nhưng từ chối không nhận vì lý do tiền lương thấp hơn, điều kiện làm việc xa hơn... Đây gọi là thất nghiệp tự nguyện và không tính là những người bị thất nghiệp.

Ngoài ra, những người trong độ tuổi lao động nhưng đi học, tạm thời không tham gia lực lượng lao động cũng không được coi là người thất nghiệp.

Bà Hương chỉ ra rằng, GDP của Việt Nam tăng trưởng từ 5-7% không có nghĩa là Việt Nam giàu, cũng như nước Mỹ tăng trưởng 1-2% không có nghĩa là họ nghèo, không có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam thấp hơn Mỹ thì tỷ lệ thất nghiệp cao hơn Mỹ.

200000 sinh vien that nghiep tra da xe omkhong that nghiep Bộ trưởng Giáo dục: Mỗi năm người Việt chi 4 tỷ USD đi du học

Ông Phùng Xuân Nhạ cho hay số lượng người Việt Nam đi du học mỗi năm rất lớn, số chi vào khoảng từ 3 tỷ ...

200000 sinh vien that nghiep tra da xe omkhong that nghiep Chất lượng đào tạo thấp sẽ dẫn đến thất nghiệp cao

Trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 5.6, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho biết, đang xây dựng đề án nâng cao ...

Ngày đăng: 12:30 | 06/06/2018

/ Đất Việt