Từ đầu năm đến nay, bệnh cúm gia cầm (do các chủng virus A/H5N1 và A/H5N6) đã xảy ra tại 13 xã của 11 tỉnh, thành phố; buộc phải tiêu hủy trên 23.000 con gia cầm.

11 tinh thanh co o dich cum gia cam tieu huy tren 23000 con
Tiêu độc khử trùng trại gà bị chết do bệnh dịch H5N6. (Ảnh: Thế Lập/TTXVN)

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ đầu năm đến nay, bệnh cúm gia cầm (do các chủng virus A/H5N1 và A/H5N6) đã xảy ra tại 13 xã của 11 tỉnh, thành phố; buộc phải tiêu hủy trên 23.000 con gia cầm.

Bên cạnh đó, kết quả chủ động giám sát cho thấy tỷ lệ lưu hành virus cúm gia cầm tương đối cao (khoảng 2% tổng số mẫu xét nghiệm).

Dự báo trong các tháng cuối năm 2019, nguy cơ dịch bệnh gia tăng là rất cao vì thời tiết thay đổi, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, lây lan, lưu lượng vận chuyển gia cầm tăng mạnh, nhất là các tháng giáp Tết Nguyên đán...

Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm theo đúng quy định của Luật Thú y.

Đồng thời, các địa phương tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia cầm nhằm bù đắp cho lượng thịt lợn giảm do bệnh dịch tả lợn châu Phi; tạo điều kiện xây dựng các vùng, chuỗi chăn nuôi, sản xuất thịt, trứng gia cầm xuất khẩu; giảm thiểu nguy cơ truyền lây virus cúm từ động vật sang người.

Các địa phương khẩn trương xây dựng và phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh cúm gia cầm, bảo đảm bố trí đủ nguồn lực và kinh phí tổ chức thực hiện: tiêm phòng cho đàn gia cầm trên địa bàn, chủ động lấy mẫu giám sát lưu hành mầm bệnh cúm gia cầm để cảnh báo cộng đồng và có cơ sở triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; thù lao cho người tham gia phòng, chống dịch bệnh với mức không thấp hơn ngày công lao động phổ thông tại địa phương.

Bên cạnh đó, các địa phương tổ chức Tháng vệ sinh, phun thuốc sát trùng tiêu độc trước các thời điểm có nguy cơ cao phát sinh dịch cúm gia cầm tại địa phương; chủ động giám sát dịch bệnh trên đàn gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng.

Ngoài ra, các địa phương tập trung đẩy mạnh xây dựng các vùng, chuỗi chăn nuôi, sản xuất thịt, trứng gia cầm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm gia cầm trong nước.

Các địa phương cần có Kế hoạch tổng thể về xây dựng các vùng, chuỗi chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh được Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, đồng thời tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng về nguy cơ, tác hại dịch bệnh./.

Thành Trung (TTXVN/Vietnam+)

11 tinh thanh co o dich cum gia cam tieu huy tren 23000 con Hai người bị viêm phổi nặng nghi nhiễm cúm gia cầm

Đây là 2 ca nghi ngờ sau nhiều năm không phát hiện trường hợp nào nhiễm cúm A(H5N1).

11 tinh thanh co o dich cum gia cam tieu huy tren 23000 con Bộ Nông nghiệp ra công điện khẩn chặn cúm gia cầm

Việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, gia cầm nhập lậu qua biên giới đã ...

11 tinh thanh co o dich cum gia cam tieu huy tren 23000 con Lo cúm gia cầm bùng phát

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng bệnh cúm có thể bùng phát ngay trong dịp Tết nguyên đán và kéo dài ...

11 tinh thanh co o dich cum gia cam tieu huy tren 23000 con 70% bệnh truyền nhiễm mới nổi là do lây truyền từ động vật

Việt Nam được xác định là một trong những điểm nóng toàn cầu có nguy cơ cao xuất hiện các tác nhân gây bệnh truyền ...

Ngày đăng: 11:21 | 26/07/2019

/ www.vietnamplus.vn