Một trong những việc Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư và Ủy viên Ban chấp hành Trung ương phải gương mẫu: Đó là chủ động từ chức khi bản thân không đủ điều kiện, uy tín hoặc để địa phương, cơ quan, đơn vị mình phụ trách không hoàn thành nhiệm vụ chính trị…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí Ủy viên Trung ương tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XII (ảnh TTXVN).
Trong Dự thảo tờ trình của Bộ Chính trị về “Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương” được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Trung ương 8, khóa XII, nêu rõ: Từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương cùng với việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên còn phải thật sự gương mẫu thực hiện:
1. Trung thành tuyệt đối, kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng. Tích cực học tập, nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn. Nêu cao tính chiến đấu, có chính kiến, quan điểm rõ ràng, đúng đắn trước những vấn đề mới, khó, phức tạp, nhạy cảm. Kiên quyết đấu tranh chống lại các tư tưởng sai trái, thù địch.
2. Luôn đặt lợi ích quốc gia-dân tộc là tối thượng. Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Thực sự gần dân, tin dân, trọng dân, học dân; nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin; việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Hy sinh lợi ích cá nhân, lấy sự hài lòng, ấm no, hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.
3. Không ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được phân công. Tận tâm, tận lực, trăn trở, nhiệt huyết trong công việc. Luôn sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình, nhất là những nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Quyết đoán, quyết liệt giải quyết dứt điểm các vấn đề phức tạp, bức xúc, tồn đọng kéo dài; xử lý nhanh, hiệu quả những tình huống khẩn cấp, bất ngờ.
4. Thực hành phong cách lãnh đạo khoa học, dân chủ, tôn trọng pháp luật, chuyên nghiệp, sâu sát. Đề cao nhân cách, đạo đức trong lãnh đạo, quản lý. Là trung tâm đoàn kết, truyền cảm hứng, tạo động lực, phát huy trí tuệ tập thể, sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
5. Thường xuyên đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm; luôn tìm tòi, học hỏi, khuyến khích mô hình mới, cách làm hay; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương, ngành, lĩnh vực mình phụ trách vì sự phát triển chung. Tích cực lãnh đạo, chỉ đạo, vận dụng sáng tạo, thực hiện có hiệu quả các chủ trương mới, thí điểm của Trung ương.
6. Thực sự dân chủ, công tâm, khách quan, minh bạch và giữ vững nguyên tắc trong công tác cán bộ. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ kế cận và người thay thế mình; khuyến khích, bảo vệ cán bộ thẳng thắn, trung thực, năng động, sáng tạo, đổi mới. Chú trọng phát hiện, thu hút, trọng dụng người có đức, có tài.
7. Nghiêm túc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tích cực thực hiện phân cấp, phân quyền, gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực. Quyết liệt chỉ đạo cải cách hành chính và ứng dựng thành tựu khoa học công nghệ phục vụ công tác.
8. Mẫu mực về đạo đức, lối sống; giữ gìn uy tín, hình ảnh tiêu biểu của người cán bộ, đảng viên. Không ngừng rèn luyện, trau dồi nâng cao đạo đức cách mạng, thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập. Gương mẫu thưc hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hóa.
9. Nghiêm túc, công tâm, khách quan, cầu thị trong tự phê bình và phê bình; thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh. Dũng cảm nhận khuyết điểm, nhận trách nhiệm, không tranh công đổ lỗi; không định kiến, trù dập người góp ý, phê bình. Không lợi dụng phê bình để xu nịnh, lấy lòng, thổi phồng thành tích hoặc bôi nhọ, cường điệu khuyết điểm, hạ thấp uy tín của nhau.
10. Chủ động từ chức khi bản thân không đủ điều kiện, uy tín hoặc để địa phương, cơ quan, đơn vị mình phụ trách không hoàn thành nhiệm vụ chính trị, hoặc để xảy ra mất đoàn kết kéo dài, hoặc để cán bộ cấp dưới trực tiếp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng phải xử lý bằng pháp luật.
Chân dung 2 tân Ủy viên Ủy ban Kiểm tra T.Ư vừa được bầu bổ sung
Vào chiều ngày 3.10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung hai Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khoá XII. |
Đề xuất Uỷ viên Bộ Chính trị chủ động từ chức khi không đủ uy tín
Dự thảo quy định trách nhiệm nêu gương yêu cầu cán bộ cấp cao đặt lợi ích quốc gia là tối thượng, từ chức khi ... |
Ủy viên Bộ Chính trị chủ động từ chức khi không đủ uy tín
- Ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên BCH TƯ chủ động từ chức khi không đủ điều kiện, uy ... |
Vai trò của ủy viên không thường trực Việt Nam ứng cử tại Hội đồng bảo an LHQ
Khi là thành viên của cơ quan có thực quyền nhất LHQ, các nước sẽ tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của ... |
Ngày đăng: 15:02 | 04/10/2018
/ http://danviet.vn