Phượt thủ bám nhau, nhích từng chút lên nóc nhà thế giới Everest

Dòng người ai nấy đều mặc áo phao dày cộp, chen chúc, bám nhau nhích từng chút một lên nóc nhà thế giới.

Ed Dohring, một bác sĩ đến từ Arizona (Mỹ), cả đời ôm mộng chạm tay lên đỉnh Everest. Người đàn ông 62 tuổi này từng leo nhiều đỉnh núi cao trên thế giới, và vừa qua chi 70.000 USD để thực hiện chuyến đi để đời. Nhưng khi giấc mơ thành hiện thực vài ngày trước, Dohring hoàn toàn sốc trước những gì được chứng kiến.

Để lên đó, Dohring phải đợi hàng giờ trên một rìa núi phủ kín băng tuyết cao hàng nghìn mét. Dòng người ai nấy đều mặc áo phao dày cộp, chen chúc, bám nhau nhích từng chút một. Dohring thậm chí phải đi vòng qua thi thể của một phụ nữ vừa tử nạn gắn chặt vào đường dây dẫn lên đỉnh.

phuot thu bam nhau nhich tung chut len noc nha the gioi everest

Ed Dohring chụp ảnh trên đỉnh Everest vào 23/5. Ảnh: Tendi Sherpa.

Phần bằng phẳng trên Everest chỉ rộng khoảng 2 bàn chơi bóng bàn, nhưng có tới 15 - 20 chen chân. "Khi tôi vừa lên đến đỉnh, một đám đông đã ở đó. Một số người rất thô lỗ và xô đẩy người khác để họ có thể chụp được ảnh đẹp. Tôi thầm nghĩ thế này không an toàn chút nào", Dohring nói.

Đây là một trong những mùa leo núi chết chóc trên Everest, với ít nhất 11 người bỏ mạng. Lần cuối cùng có hơn 11 người chết tại đây là năm 2015, trong một trận tuyết lở. Tuy nhiên, số thương vong ngày càng vượt quá tầm kiểm soát vì lượng người leo núi mỗi năm lại tăng chóng mặt, khiến tình trạng tắc nghẽn ngày càng nghiêm trọng. Riêng mùa leo núi này, chính phủ Nepal đã cấp tới 381 giấy phép cho du khách, vượt quá giới hạn an toàn.

Những nhà leo núi kỳ cựu và lãnh đạo ngành du lịch cho rằng nguyên nhân còn do quá nhiều người leo chưa có kinh nghiệm. Ngày càng nhiều đại lý lữ hành giá rẻ làm ăn bát nháo, bất chấp nguyên tắc để nhận khách đi tour Everest dù họ không có kỹ năng. Không ít nạn nhân thậm chí còn không biết dùng các dụng cụ leo núi. Điều đó trở thành mối đe dọa với những người có mặt trên núi.

Một số trường hợp tử vong xảy ra trong mùa chinh phục Everest năm nay do bị kẹt trong những hàng dài khi chỉ còn cách đỉnh khoảng 300 m. Họ không thể lên hay xuống núi đủ nhanh để nạp bình oxy.

Để đến nơi cao nhất thế giới, người leo núi phải chất lên người mọi trang thiết bị có thể, bao gồm những bình oxy nén đủ để lên đỉnh và quay xuống. Dù chỉ chậm trễ một hay hai giờ trong hành trình ấy, ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh.

Fatima Deryan, vận động viên leo núi Lebanon, vừa chinh phục thành công nóc nhà thế giới và chứng kiến những tay mơ đổ gục ngay trước mặt cô. Nhiệt độ hạ tới -30 độ C, những bình oxy gần cạn và khoảng 150 người chen chúc bám víu vào một đường dây dẫn lên đỉnh.

"Rất nhiều người hoảng loạn và lo lắng cho bản thân. Không ai có tâm trí quan tâm đến những người đang ngã xuống. Đó là vấn đề đạo đức, nhưng ai cũng cần oxy. Và nếu bạn giúp ai đó, bạn sẽ chết", Deryan nói.

Deryan mở lời giúp đỡ vài người không khỏe trong người, nhưng cô quyết định tiếp tục lên đỉnh khi tính toán những nguy hiểm mình có thể gặp phải. Trên đường xuống núi, cô cũng rất khó khăn mới tìm được đường đi xuyên qua những đám đông.

Rizza Alee, đến từ Kashmir (vùng tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan), cũng có mặt trên đỉnh núi gần như cùng lúc với Deryan. Chàng trai 18 tuổi này kinh ngạc khi thấy mọi người xung quanh thờ ơ với những người đang chật vật.

"Tôi hỏi xin nước nhưng không ai cho. Ai cũng ám ảnh với đỉnh núi. Họ sẵn sàng giết chết chính mình để lên tới đó", Alee nói. Thực tế, chính chàng trai này đã đánh cược tính mạng với tử thần khi giấu công ty lữ hành bán tour Everest về bệnh tim của mình.

Hiện Nepal không có quy định chặt chẽ nào dành cho khách leo Everest.Alan Arnette, một nhà leo núi nổi tiếng, nhận định: "Bạn phải vượt qua bài kiểm tra kỹ năng để tham gia một cuộc đua thể lực. Nhưng bạn không cần đáp ứng bất kỳ yêu cầu gì để leo lên ngọn núi cao nhất thế giới sao?".

Các quan chức Nepal cho biết họ đang cân nhắc thay đổi các quy định dành cho người được phép lên ngọn núi cao nhất thế giới. Yagya Raj Sunuwar, một thành viên của Nghị viện, cho biết thời gian này chính phủ sẽ xét lại tất cả luật cũ.

"Chắc chắn sẽ có một số thay đổi trong lĩnh vực thám hiểm. Chúng tôi đang thảo luận về cải cách một số vấn đề, bao gồm đặt tiêu chuẩn cho mọi người leo Everest", ông Mira Acharya, một quan chức cấp cao của bộ du lịch Nepal, nói.

phuot thu bam nhau nhich tung chut len noc nha the gioi everest Băng tan phơi bày thi thể trên đỉnh Everest nhiều hơn bao giờ hết

Sự nóng lên toàn cầu làm tan chảy nhanh chóng các sông băng trên núi, phơi bày thi thể các nhà leo núi xấu số ...

phuot thu bam nhau nhich tung chut len noc nha the gioi everest 10 người thiệt mạng - tuần lễ chết chóc trên Everest vì 'tắc đường'

Cái chết của hai nhà leo núi người Anh và người Ireland đã đẩy số người thiệt mạng trong vòng một tuần qua trên "nóc ...

Theo New York Times

/ http://danviet.vn