Phụ huynh Việt chỉ thích điểm 10 vì tâm lý thích làm quan

Người ta cho con đi học rồi ép con như "quả non bị ép chín", ép từ điểm cao, ép thi thật nhiều, ép phải đỗ trường danh giá...

Tưởng như nhận xét của một giáo viên người Canada sau buổi gặp gỡ cha mẹ học sinh Việt Nam tại TP.HCM cho rằng: "Cha mẹ người Việt chỉ quan tâm tới điểm 10 mà xem nhẹ quá trình làm việc, khả năng giải quyết vấn đề của chính con mình" là chuyện lạ. Thế nhưng PGS.TS Nguyễn Văn Nam - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại không hề ngạc nhiên. Thậm chí ông còn chỉ ra thực tế đáng quan ngại hơn.

phu huynh viet chi thich diem 10 vi tam ly thich lam quan

Chạy đua điểm số, cuộc chạy đua làm quan

Vị PGS cho hay, chỉ một lời chia sẻ nhưng lại đang phản ánh đúng thực trạng, tâm lý chung của phần đông cha mẹ người Việt là cho con đi học chỉ là học chữ. Quan niệm này rất khác lạ với thế giới nhưng nó lại đúng với mục tiêu của nhiều người Việt: đó là tâm lý học chạy, học để làm quan.

Vì thế, ban đầu chỉ là ép học, ép điểm số, bằng cấp sau này là chạy đua chức tước, địa vị.

"Học để làm quan là khái niệm đã ăn sâu trong tâm lý của phần đông người Việt. Người ta cho con đi học rồi ép con như "quả non bị ép chín", ép từ điểm cao, ép thi thật nhiều, ép phải đỗ trường danh giá... Con đi học là gánh cả ước mơ, kỳ vọng của cha mẹ.

Đáng lo ngại, tâm lý trên xuất hiện ở hầu hết nhóm các phụ huynh từ nông thôn, thành thị, từ công nhân, viên chức cho tới cán bộ, lãnh đạo.

Ở nhóm lao động chân tay, cán bộ viên chức bình thường thì ép con phải có được điểm cao, vào bằng được đại học để sau này kiếm được nhiều tiền để mua xe, làm nhà...

Còn với nhóm cha mẹ làm cán bộ to, có chức có quyền hơn thì càng mong con điểm cao, bằng cấp đẹp để được cất nhắc, đề bạt vào những vị trí cao hơn, to hơn, kiếm được nhiều tiền hơn... Vì thế mới có chuyện, tới khi đi làm quan rồi người ta vẫn đi học, là công chức vẫn cố làm được cái bằng tiến sĩ, giáo sư.

Gần đây là hiện tượng các xã, phường chạy đua phong trào trẻ hóa cán bộ. Cán bộ trẻ hóa là ai, là những người 9X, 10X, vừa tốt nghiệp cử nhân đã vội vã đưa về cơ cấu vị trí này, vị trí kia. Rồi đợi sau một nhiệm kỳ thì luân chuyển lên huyện, lên tỉnh rồi lên thành phố, lên trung ương. Vậy ai mới có thể làm được như vậy, tôi nói ngay đó là những con ông, cháu cha, cán bộ bình thường không thể làm được", ông Nam thẳng thắn.

Theo vị PGS, vì những cuộc chạy đua đó mà họ lao vào dạy trẻ con thành thiên tài ở bậc phổ thông; trong giáo dục đại học và học nghề thì chỉ muốn và chỉ thích học những nghành "làm ra tiền và kiếm được tiền"... Tất cả là một cuộc chạy đua học kiến thức rỗng và bỏ quên hoàn toàn kĩ năng và tư duy...

"Hàng loạt những kỳ thi học sinh giỏi từ cấp I tới cấp III, hàng loạt những giải vàng, giải bạc, những hoa vương, nguyệt quế... bố mẹ bắt con học như nhồi, như nhét, học đi học lại chỉ một môn chỉ vì để đạt được cái thành tích điểm cao, bằng đẹp ấy... Tất cả chỉ khẳng định đó là những đứa trẻ giỏi chữ, thông minh nhưng không thể khẳng định những đứa trẻ đó sau này sẽ trở thành người lao động tốt.

Chúng ta đã có rất nhiều những em bé 1-2 tuổi đã biết đọc báo rành rọt từng câu chữ, được ca ngợi như những thần đồng nhí nhưng cũng "sớm nở, chóng tàn". Chúng ta cũng có rất nhiều những thủ khoa đại học, bằng giỏi tiến sĩ... nhưng lại thất nghiệp, đi bán trà đá, chạy xe ôm... Đấy là hệ quả của sự ngộ nhận của cả một lớp người, sự ngộ nhận về bằng cấp, ngộ nhận tài năng mà bỏ quên kỹ năng thực tế, thiếu tư duy...", ông Nam nói.

Kể thêm những ví dụ như để minh chứng cho nhận định trên, vị PGS không khỏi xót xa cho biết, đã phải chứng kiến nhiều học trò là những người rất thông minh, học giỏi nhưng cũng chỉ vì bị ép học mà sinh ra ngớ ngẩn, tâm thần.

Hay phổ biến hơn là tinh thần tự lập và khả năng tự giải quyết vấn đề của phần đông học sinh Việt quá kém. Ông cho biết, vì chỉ trú trọng vào việc nhồi chữ nên học sinh không được trang bị những kỹ năng tối thiểu của một con người để tồn tại trong xã hội, vì vậy, không lạ gì học sinh cấp III, thậm chí sinh viên đại học không biết quét nhà, rửa bát, không biết nấu cơm...

Vị PGS cho biết, tâm lý đua điểm còn vì quan niệm sau này sẽ cho con du học nước ngoài bất chấp năng lực và nguyện vọng của con cái để hiện thực giấc mơ của cha mẹ chứ không phải du học để làm một con người chân chính, một người lao động tốt.

Những đứa trẻ được giáo dục theo cách này sẽ đối diện với rất nhiều khó khăn, áp lực, thậm chí phải trải qua nhiều cú sốc tâm lý khó vượt qua được.

"Tôi cứ băn khoăn mãi câu hỏi vì sao con gái cựu Tổng Thống Mỹ Obama đỗ đại học không đi học ngay mà phải cần một năm trải nghiệm thực tế rồi mới vào học? Có thể lý giải rằng, họ rất coi trọng thực tế, và coi thực tế là môi trường giáo dục tốt nhất để rèn luyện cho học sinh những kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống điều mà trong nhà trường không thể có được", PGS. TS Nguyễn Văn Nam nói rõ.

Từ thực trạng trên, PGS.TS Nguyễn Văn Nam cho rằng, Việt Nam cần cải tạo triệt để cách thức, phương thức đào tạo.

"Đào tạo kiến thức là cần nhưng quan trọng nhất là phương pháp suy nghĩ, phương pháp hành động, phương pháp để tồn tại và đóng góp cho xã hội...", ông Nam nhấn mạnh.

phu huynh viet chi thich diem 10 vi tam ly thich lam quan PGS Văn Như Cương và những “tâm thư” ngày khai giảng

Không phải báo cáo thành tích, phát biểu khai giảng của PGS Văn Như Cương – Hiệu trưởng Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) – ...

phu huynh viet chi thich diem 10 vi tam ly thich lam quan Giáo viên bị phụ huynh hành hung, nhà trường hay “võ đường”?

Giáo viên trường tiểu học Đặng Cương (An Dương, Hải Phòng) phải nhập viện sau khi bị phụ huynh hành hung và một số vụ ...

phu huynh viet chi thich diem 10 vi tam ly thich lam quan Cả nhà làm quan: Phó bí thư xã thi mãi không đỗ phổ thông

Hầu hết các chức danh lãnh đạo tại xã Hồng Tiến (thị xã Hương Trà, tỉnh TT-Huế) đều là anh em, con cháu có quan hệ ...

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/giao-duc/phu-huynh-viet-chi-thich-diem-10-tu-duy-hoc-lam-quan-3344930/

/ Theo Hoài An/báo Đất Việt