Phụ huynh Trung Quốc kêu trời vì phải giúp con làm bài tập về nhà

Áp lực từ việc giúp con học khiến nhiều phụ huynh Trung Quốc ủng hộ chiến dịch kêu gọi thầy cô không ra bài tập về nhà.

phu huynh trung quoc keu troi vi phai giup con lam bai tap ve nha

Học sinh Trung Quốc làm bài tập. Ảnh: Telegraph.

Chán cảnh giúp con trai 9 tuổi giải quyết khối lượng lớn bài tập về nhà, bà Wang, 39 tuổi, gia nhập hàng triệu phụ huynh khác cùng kêu gọi nhà trường ngưng ra bài tập về nhà cho học sinh, Telegraph ngày 9/12 đưa tin.

Chiến dịch kêu gọi ngưng ra bài tập về nhà cho học sinh diễn ra sau khi bài đăng với tiêu đề "Trời ạ, tôi đã làm gì sai để phải làm bài tập về nhà với các con" của một người Trung Quốc trên mạng xã hội Weibo nhận được hàng triệu lượt xem.

Các bậc phụ huynh Trung Quốc sau đó thi nhau chia sẻ trên mạng xã hội chuyện giúp con làm bài tập. "Ngày bé khi đi học về, bố mẹ tôi xem tivi còn tôi làm bài tập về nhà. Giờ tôi đi làm về vẫn phải làm bài tập về nhà", một người viết. "Cứ đến thời gian làm bài tập về nhà là tiếng gào của tôi vang khắp sân", một người khác kể.

Theo các phụ huynh Trung Quốc, những căng thẳng vì quát mắng và la lối khi giúp con làm bài tập khiến họ gặp các vấn đề về sức khỏe, thậm chí muốn phát điên. Họ cho rằng đáng ra phải được xem phim hay đọc báo hàng đêm thay vì phải giúp con trả lời những câu hỏi số học hay thuật lại những cấu trúc câu phúc tạp.

Ba năm trước, gia đình bà Wang dùng tiền tiết kiệm chuyển đến một khu vực thuận lợi cho việc con trai theo học ở một trường tiểu học có tiếng. Như phần đông phụ huynh Trung Quốc, bà tin rằng đang làm điều tốt nhất cho cả nhà khi giúp con đạt nhiều điểm cao để đủ điều kiện vào một trường cấp hai hàng đầu.

Nhưng khi phải hỗ trợ con làm bài tập nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà trường, đặc biệt sau ngày làm việc kéo dài 10 tiếng ở Bắc Kinh, bà Wang giờ đây xem trường học một căn nguyên của những mâu thuẫn trong gia đình và là thủ phạm vắt kiệt thời gian riêng.

"Có khi trong lúc đi làm, tôi vẫn chỉ nghĩ đến bài tập về nhà của con trai", bà Wang nói.

4 năm trước, chính phủ Trung Quốc đưa ra chương trình "giáo dục hạnh phúc" nhằm giảm tải cho học sinh phải làm bài tập về nhà vào khoảng ba giờ một ngày, cao gấp đôi con số trung bình toàn cầu. Tuy nhiên, phụ huynh nước này phản đối chương trình giảm tải, cho rằng con cái họ phải được đốc thúc hơn nữa trong việc học tập.

Kết quả là trong lần cải cách giáo dục năm 2013, giáo viên Trung Quốc phải đứng trước hai luồng sức ép. Các quan chức giáo dục yêu cầu họ giảm tải cho học sinh, trong khi phụ huynh muốn con cái được kèm cặp nhiều hơn. Cuối cùng, giáo viên lựa chọn giải pháp để phụ huynh tham gia sâu hơn vào việc cùng con làm bài tập về nhà.

Tuy nhiên, kế hoạch không diễn ra như dự kiến. "Một vòng tròn luẩn quẩn. Bởi vì khi học sinh nộp bài về nhà đã được bố mẹ chỉnh sửa, giáo viên lại ra bài tập khó hơn", một giáo viên cho biết.

Một số phụ huynh Trung Quốc giờ đây chọn cách gửi con đến các lớp học thêm xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy có chi phí đắt đỏ, những lớp học thêm này giúp học sinh hoàn thành bài về nhà trước khi các em được phụ huynh đến đón.

Trong khi đó, ba tỉnh Giang Tô, Chiết Giang và Ninh Hạ ra quy định cấm các trường ra những bài tập về nhà có thể dẫn đến việc phụ huynh phải tham gia hay ra bài về nhà dựa trên trình độ của học sinh.

Để ứng phó với cuộc "khủng hoảng" mang tên bài tập về nhà, bà Wang chọn một cách tiếp cận mới. Bà sẽ ngay lập tức cởi giày, thưởng thức một tách trà xanh và mặc bộ pyjama để có cảm giác thoải mái khi về nhà. Bà quyết định sẽ không để chuyện bực mình khi giúp con làm bài tập ảnh hưởng quan hệ mẹ con hay sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

phu huynh trung quoc keu troi vi phai giup con lam bai tap ve nha Học sinh Trung Quốc ngồi học ngoài trời 0 độ C

Giới chức Trung Quốc vừa mở cuộc điều tra về việc học sinh ở một ngôi trường phía bắc phải ngồi học ở ngoài trời ...

phu huynh trung quoc keu troi vi phai giup con lam bai tap ve nhaPhụ huynh Trung Quốc kêu trời vì phải giúp con làm bài tập về nhà" width="115"> Du học sinh Trung Quốc \'vỡ mộng\' ngày trở về

Ngày càng có nhiều du học sinh Trung Quốc trở về nước và đối mặt với thực tế khắc nghiệt rằng tấm bằng đại học ...

/ VnExpress