Phát hiện ca nhiễm biến chủng Omicron, các nước phản ứng ra sao?

Sau khi phát hiện ca bệnh nhiễm biến chủng Omicron, các quốc gia đã ngay lập tức có động thái "siết chặt" quy định về chống dịch COVID-19.

Mỹ phát hiện ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên ở bang California. Bệnh nhân trở về từ Nam Phi vào tuần trước, đã tiêm chủng đầy đủ và đang có triệu chứng nhẹ.

Ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên của Mỹ được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) công bố ngày 1.12.

CDC cho biết, cơ quan y tế công cộng California và cơ quan y tế công cộng San Francisco đã xác nhận ca nhiễm biến thể Omicron ở một du khách trở về từ Nam Phi vào ngày 22.11 - 3 ngày trước khi các nhà khoa học ở Nam Phi thông báo phát hiện biến thể mới của SARS-CoV-2.

Bệnh nhân nhiễm biến thể SARS-CoV-2 Omicron là một người trưởng thành dưới 50 tuổi, có kết quả dương tính với virus ngày 29.11, Thống đốc California Gavin Newsom thông tin.

CDC cho biết thêm, ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên của Mỹ đã được tiêm phòng đầy đủ và có các triệu chứng nhẹ. Bệnh nhân đang tự cách ly kể từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính. Các ca tiếp xúc gần với bệnh nhân ở California đều đã xét nghiệm COVID-19 và cho đến nay không có ai có kết quả dương tính.

Tiến sĩ Grant Colfax thuộc cơ quan y tế công cộng San Francisco tiết lộ, bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron đã được tiêm 2 liều vaccine Moderna nhưng chưa được tiêm nhắc lại. Thống đốc Newsom cho hay, ca nhiễm Omicron đã tiêm chủng trong vòng 6 tháng qua do đó chưa đủ điều kiện tiêm nhắc lại.

Hàn Quốc sẽ áp lệnh cách ly 10 ngày với toàn bộ hành khách nhập cảnh từ ngày 3/12, chấm dứt quy định miễn trừ với những người đã tiêm chủng đầy đủ. Quyết định được đưa ra sau khi KCDA phát hiện 5 ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên vào tối 1/12, gồm một cặp vợ chồng đã tiêm chủng đầy đủ trở về từ Nigeria cuối tuần trước, cùng hai thành viên gia đình và một người bạn.

Nước này đã tiêm chủng đầy đủ cho gần 92% người trưởng thành, đang tập trung vào tiêm vaccine cho trẻ em và triển khai liều tăng cường. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo số ca nhiễm sẽ tiếp tục tăng do nguy cơ bùng phát dịch từ những biến chủng dễ lây lan hơn.

KDCA cho biết mức độ rủi ro đại dịch, hệ thống đánh giá 5 cấp được công bố tuần trước nhằm đánh giá mức độ rủi ro Covid-19, đã đạt mức cao nhất ở vùng thủ đô Seoul. Theo giới chức y tế, Hàn Quốc không thể chuyển sang giai đoạn hai của kế hoạch "sống chung với Covid-19" bắt đầu vào đầu tháng này.

Hàn Quốc ban đầu có kế hoạch nới lỏng hơn nữa các hạn chế ngăn virus lây lan vào giữa tháng 12, sau 4 tuần của giai đoạn đầu kế hoạch "sống chung với Covid-19", để dần trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, số ca nhiễm tăng mạnh và sự xuất hiện của chủng Omicron khiến Seoul đang cân nhắc các biện pháp bổ sung sau khi ngừng nới lỏng thêm quy định giãn cách xã hội.

Các nhà chức trách y tế Hà Lan phát hiện 13 ca nhiễm biến thể Omicron trong tổng số 61 ca COVID-19 sau khi xét nghiệm hơn 600 hành khách trên 2 chuyến bay từ Nam Phi đến Amsterdam hôm 26.11.

Bộ trưởng Bộ Y tế Hà Lan Hugo de Jonge nói với các phóng viên ở Rotterdam: ''Đây có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm''.

Trong nỗ lực cứng rắn nhất để ngăn chặn biến thể Omicron, Israel tuyên bố sẽ cấm tất cả người nước ngoài nhập cảnh và áp dụng trở lại công nghệ theo dõi điện thoại chống khủng bố để ngăn chặn lây lan biến thể.

Thủ tướng Naftali Bennett cho biết lệnh cấm vẫn đang chờ chính phủ phê duyệt và dự kiến sẽ kéo dài 14 ngày. Các quan chức hy vọng, trong khoảng thời gian đó sẽ có thêm thông tin về hiệu quả của vaccine COVID-19 đối với biến thể Omicron.

PV (th)

Giải pháp toàn diện nhằm chống lại Omicron không nằm ở việc đóng cửa biên giới Giải pháp toàn diện nhằm chống lại Omicron không nằm ở việc đóng cửa biên giới
Các vaccine hiện tại có hiệu quả trong việc chống lại biến thể Omicron? Các vaccine hiện tại có hiệu quả trong việc chống lại biến thể Omicron?
F0 cộng đồng ở Hà Nội và các tỉnh lập đỉnh mới, chủ động ứng phó với Omicron F0 cộng đồng ở Hà Nội và các tỉnh lập đỉnh mới, chủ động ứng phó với Omicron

/ Nghề nghiệp và cuộc sống