NS Nguyễn Cường: Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh đã sống bên nhau trọn đời

Trước khi trở thành kịch tác gia nổi tiếng, Lưu Quang Vũ đã là một nhà thơ. Ông được xem là một trong những hiện tượng thơ thập niên 60 - thế kỷ XX, ngay khi tập thơ “Hương cây, Bếp lửa” in chung cùng nhà thơ Bằng Việt xuất bản năm 1968, khi  Lưu Quang Vũ tròn 20 tuổi.

ns nguyen cuong luu quang vu xuan quynh da song ben nhau tron doi

Thơ Lưu Quang Vũ không chỉ đẹp mà còn có tầm ảnh hưởng nhiều thế hệ

Xuất hiện từ cao trào của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thơ Lưu Quang Vũ sớm định hình được cá tính và một giọng điệu riêng, có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển và cách tân của thi ca thời kỳ này.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường, bạn cùng thời, người yêu thơ Lưu Quang Vũ khẳng định: “Thơ Lưu Quang Vũ lúc nào cũng đẹp, luôn thể hiện sự tươi mới, trong sáng và lãng mạn cho dù sống trong hoàn cảnh thời kỳ trước những năm 1970 gian khó. Ngày ấy, chúng tôi thường tụ tập đọc thơ, nghe nhạc, hát với nhau. Thế hệ chúng tôi lúc bấy giờ đầy lý tưởng, khát vọng cống hiến và nghĩ về đất nước với những điều lớn lao. Những năm chiến tranh vất vả, nhưng chúng tôi luôn háo hức, khao khát đóng góp với cuộc đời bằng tâm lực của mình. Thơ Lưu Quang Vũ là 1 điển hình rõ ràng như thế: dâng hiến, lãng mạn. Trong nghèo khó nhưng lúc nào cũng mơ mộng với một cuộc sống đẹp, không bao giờ nghĩ về cá nhân con người mình, không thấy đói khổ, mà tràn trề năng lượng sống khát vọng”.

Cuộc sống ngày ấy không bằng 1/50 bây giờ nhưng thế hệ chúng tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc, có khi còn hơn bây giờ. Tôi thích tinh thần những bài thơ của Vũ luôn thể hiện khát vọng dâng hiến và nhìn cuộc đời với cảm xúc trào dâng và hy vọng vào tương lai -NS Nguyễn Cường.

Những ai đã từng đọc và yêu thơ Lưu Quang Vũ hẳn sẽ cảm nhận rõ rệt về một tâm hồn thơ vô cùng nhạy cảm, tinh tế, đôi lúc có phần “dịu dàng”, bởi chỉ ở trong thơ, chân dung Lưu Quang Vũ mới hiện ra cả sự run rẩy của một người đàn ông khao khát yêu và được yêu. Với hàng trăm bài thơ gửi lại cho đời, bạn yêu thơ dễ bị cuốn hút bởi một hồn thơ nồng nàn, đắm đuối, nhưng chân thành, giản dị. Với thơ, ông đã tìm thấy niềm vui, sự sẻ chia và cả niềm tin yêu cuộc đời theo cách của riêng mình.

Nhớ lại những hồi ức đẹp về Lưu Quang Vũ, nhạc sĩ Nguyễn Cường chia sẻ: “Vũ là 1 nhà thơ rất nhỏ nhẹ, dịu dàng. Nói chuyện với Vũ thú vị lắm và tôi luôn có cảm giác ở Vũ sự khát khao dâng hiến và một nỗi niềm đau đáu nghĩ về Tổ quốc, nghĩ về đất nước. Khi tập thơ “Hương Cây - Bếp lửa” được phát hành thì chúng tôi ngồi với nhau nói chuyện về thơ và tôi thích một bài thơ trong tập thơ đó và lấy ý để làm thành bài hát “Lời chào mùa hạ”.

“Lời chào mùa hạ” mang tinh thần và thông điệp gửi lại mai sau

Theo nhạc sĩ Nguyễn Cường: bài thơ “Lời chào mùa hạ” rất dài, nhưng anh chỉ chọn câu mở đầu: “Nắng chưa qua Phượng cháy lên rồi” và câu kết “Mùa hè ơi, nắng tràn về thành phố, gặp nhau trên những tầng cao”.

ns nguyen cuong luu quang vu xuan quynh da song ben nhau tron doi

Nhạc sĩ Nguyễn Cường và ca sĩ Tùng Dương

Nhạc sĩ Nguyễn Cường cho biết: “Có lẽ lúc đó, mọi người đều nghĩ đến tương lai, nên đó là là câu tuyệt vời vô cùng trong bài thơ đã cho tôi cảm xúc sáng tạo. Chỉ là 2 câu thơ, nhưng nó là tinh thần của cả 1 thế hệ. Ngày ấy, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã nhận xét: “Khi đọc những câu hát này, ông có cảm giác nó vỡ bung hết ra và bảo: cậu như là người làm xiếc, cậu cầm cái dây, bên kia là bát nước, cậu quăng cái dây để giữ cho bát nước thăng bằng nhưng khi cái câu “mùa hè ơi…” nó trào lên như thế, thì cảm giác cái dây căng đứt rồi”.

"Lời chào mùa hạ” khi mới ra đời cách đây hơn 30 năm được dàn dựng và phát liên tục trên sóng phát thanh và truyền hình. Có một thời gian dài, Đài phát thanh truyền hình Hà Nội đã dùng phần âm nhạc phối cho dàn kèn đồng của Đoàn Quân nhạc chơi để làm nhạc hiệu. Sau vài thập niên dương như bị quên lãng thì nay “Lời chào mùa hạ” được phối khí, làm mới và trở lại với công chúng đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày mất của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và nhà thơ Xuân Quỳnh cùng con trai Lưu Quỳnh thơ.

Ca sĩ Tùng Dương cho biết: “Tùng Dương nghĩ: Ở thời nào cũng phải xây dựng. Nhà thơ Lưu Quang Vũ và Nhạc sĩ Nguyễn Cường đã có 1 sự ăn ý rất lớn như muốn truyền thông điệp thiêng liêng đó tới lớp trẻ ở mọi thế hệ. Dù đã vượt qua chiến tranh và phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, vất vả, gian khổ để xây dựng, đổi mới một Hà Nội. Song ngay trong gian khổ, vẫn xuất hiện những niềm tin về tương lai của tuổi trẻ, vẫn nhìn thấy những điều tích cực, tươi sáng, được thể hiện rõ nhất ở câu kết của bài hát như một thông điệp rất quan trọng và rực rỡ: “Là lúc mọi người đều nghĩ tới tương lai”. Tùng Dương được biết, ngày trước, mỗi mùa hè tới dàn kèn đồng Quân nhạc đều tấu rộn rã giai điệu của bài hát hoà cùng tiếng ve của Hà Nội. Bài hát đã có ý nghĩa rất lớn với đời sống và khơi dậy tinh thần đẹp đẽ cho tuổi trẻ. Vì vậy Dương hiểu rất rõ tâm nguyện của nhà thơ Lưu Quang Vũ và nhạc sĩ Nguyễn Cường trong tác phẩm này....

Lớp trẻ ngày nay, dường như quá đầy đủ đã làm họ bớt đi sự quý trọng của mình với đời sống xung quanh. Song Dương nghĩ: sức mạnh tinh thần ở thời nào cũng vậy, đều rất quan trọng. Hãy cho họ thêm thời gian để trưởng thành và gạn lọc. Dương thật sự xúc động khi tiệm cận tác phẩm, nên trong tiếng hát của mình - một nghề sĩ của ngày hôm nay, Dương sẽ hát bằng tất cả năng lượng của tuổi trẻ với trách nhiệm cao cả của những người trẻ dựng xây đất nước. Dương nghĩ: với quãng giọng rất rộng và cao trào rực rỡ của bài hát đã giúp cho Dương khoe được nội lực trong tiếng hát của mình, đặc biệt ở đoạn điệp khúc - Đó là cách Dương sáng tạo một lần nữa cho tác phẩm bất hủ”.

ns nguyen cuong luu quang vu xuan quynh da song ben nhau tron doi

Lời chào mùa hạ được làm mới qua giọng hát Tùng Dương tôi thấy rất vui. Dù bài hát đã cũ nhưng vẫn có sự đồng cảm, chia sẻ với thế hệ trẻ đương thời thì đó là hạnh phúc của người nhạc sĩ - Nhạc sĩ Nguyễn Cường.

Lưu Quang Vũ đã khởi tạo“ Em muốn sống bên anh trọn đời” của Nguyễn Cường

Ngược dòng thời gian, khi NSND Quý Dương đang giữ chức Phó Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch, ông đã mời nhạc sĩ Nguyễn Cường đến và đưa tập kịch bản “Đam San” của Lưu Quang Vũ. Đây là tác phẩm được Nhà nước đặt hàng. Nhạc sĩ Nguyễn Cường đảm nhận toàn bộ phần âm nhạc với mấy chục số, trong đó có rất nhiều Aria nên thời gian sáng tạo kéo dài cả năm trời.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường nhớ lại: “Tôi bắt tay vào làm được vài chục số với các Aria, rồi những phần phối 3 bè, bốn bè là những phần nhạc nối kết giữa các chương, đoạn, hồi của nhạc kịch. Đến phần cuối tác phẩm, tôi hơi chững lại và trao đổi lại với Vũ, vì trong kịch bản, nhân vật Đam San được Vũ viết khác đi so với truyền thuyết, tức là chàng Đam San được sống (một cái kết có hậu). Tuy nhiên, là người sống với đồng bào Tây Nguyên, ít nhiều hiểu đồng bào và những phong tục tập quán của họ, nên tôi đã đề nghị Vũ chỉnh lại kịch bản phần kết Đam San giống như trong câu truyện truyền thuyết, nghĩa là chàng Đam San phải chết - đó mới là anh hùng".

Bởi rằng: Trường ca Đam San của người Ê- Đê thể hiện khát vọng bản năng chỉ mong lấy được Nữ thần mặt trời, thì khi Lưu Quang Vũ viết ca kịch Đam San - đó lại là khát vọng lý trí, và vì thế luôn đặt ra tình huống cần lời giải thích rằng tại sao muốn lấy được nữ thần mặt trời con người lại phải chết?... Lưu Quang Vũ cũng đồng ý chỉnh sửa cái kết nhạc kịch, song, tai nạn như một “định mệnh cuộc đời” bất ngờ ập đến, vở nhạc kịch ấy cũng dang dở... Tuy nhiên, với tôi kỷ niệm sâu sắc nhất về nhạc kịch Đam San chính là một số, trong rất nhiều số nói về nhân vật người yêu của Đam San.

Trong kịch bản văn học, câu của Vũ ý nói: "Khi ta đã có nhau rồi thì hãy sống với nhau dù mùa xuân có tàn phai, hay nói cách khác là "nàng không muốn chàng đi tìm nữ thần mặt trời, không cần phải hỏi làm gì cả, bởi khi có nhau, ta sống với tình yêu là đủ rồi". Chính lời thoại này khẳng định khát vọng bản năng, đúng với tinh thần cái kết của Truyền thuyết Đam San. Sau này khi Opera không thực hiện được bởi Vũ qua đời, song chính kịch bản Đam San của Vũ đã khợi tạo cho tôi cảm xúc viết hành ca khúc: “Em muốn sống bên anh trọn đời”.

30 năm đã trôi qua và có lẽ sẽ nhiều năm sau nữa, Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh vẫn sống trong lòng bạn bè và người mến mộ, vẫn còn đó những cảm hoài và những di cảo của họ vẫn đi cùng thời đại, vẫn "Sống bên nhau trọn đời!».

Là thế hệ hậu sinh, tôn trọng và ngưỡng vọng tài năng của Lưu Quang Vũ, ca sĩ Tùng Dương đã dành những tình cảm đặc biệt cho đêm giao lưu nghệ thuật Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh: “Tình yêu ở lại” tổ chức vào ngày 26.8 tới tại Hà Nội. “Trong tháng 8 Dương kín lịch biểu diễn, nhưng khi được báo Dân Việt- đơn vị tổ chức chương trình có lời mời biểu diễn trong đêm thơ nhạc của 2 tác giả mà Dương kính trọng, ngưỡng mộ, Dương đã gác lại các show diễn khác chỉ vì mình có một tình yêu và sự ngưỡng mộ rất lớn dành cho 2 nhà thơ tài hoa Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh. Người nghệ sĩ muốn gieo dưỡng tâm hồn của mình thì luôn tìm thấy sự đồng điệu trong thơ ca. Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh đã có những tác phẩm để đời và có sự truyền cảm hứng rât rộng rãi tới nhiều thế hệ sau này. Đắm đuối, trong trẻo, mơ mộng, đầy khát vọng ... là đặc điểm dễ thấy trong thơ của Lưu Quang Vũ. Và đặc biệt hơn nữa với hơn 50 vở kịch đã để lại với nhiều cốt chuyện, kịch bản, tư tưởng rất lớn rộng ... năng lượng và sự sáng tạo của ông thật đáng kinh ngạc. Đó là điều mà thế hệ của Dương cũng mong muốn học hỏi từ ông. Sự ra đi của họ - đã nhắc nhở chúng ta - cuộc đời luôn vô thường, hãy sống và dâng hiến tận cùng những đam mê để sống một cuộc đời đầy ý nghĩa” - Ca sĩ Tùng Dương cho biết.
ns nguyen cuong luu quang vu xuan quynh da song ben nhau tron doi Con trai Lưu Quang Vũ: \'Tôi chưa vượt qua nỗi đau mất bố và má\'

Lưu Minh Vũ chia sẻ sau 30 năm, anh vẫn nhớ như in hồi ức hạnh phúc khi sống bên Lưu Quang Vũ và Xuân ...

ns nguyen cuong luu quang vu xuan quynh da song ben nhau tron doi Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh: 30 năm mà như một chớp mắt

Mùa thu năm 1988, giới văn nghệ sĩ và người yêu sân khấu, yêu thơ bàng hoàng trước sự ra đi đột ngột của cặp ...

/ http://danviet.vn