Những phương pháp giúp tăng miễn dịch trẻ em

Thời tiết giao mùa như hiện nay khiến nhiều trẻ em bị ốm, vậy nguyên nhân là gì? Làm sao để hạn chế tình trạng này? Đó là những băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ.

Hệ miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật, giúp nhận dạng các yếu tố có hại xâm nhập vào cơ thể như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng hay thậm chí là tế bào ung thư.

Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp đẩy lùi sự xâm nhập của các tác nhân gây hại giúp trẻ tránh được các loại bệnh, giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Đặc điểm hệ thống miễn dịch của bé

Hệ thống miễn dịch trong cơ thể bé đã hình thành nhưng chưa hoàn thiện, nằm rải rác trên cơ thể, đóng vai trò như những “cổng thành” đêm ngày canh gác, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Do còn non nớt, chưa được tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nhiều, nên hiệu quả của “hệ thống canh gác” này còn rất hạn chế.

Tại sao cần tăng cường miễn dịch hô hấp cho trẻ?

Lượng kháng thể nhận được từ mẹ đã giảm, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc bệnh do sự tấn công của vi sinh vật trong môi trường. Vì vậy tăng cường sức đề kháng cho trẻ để phòng bệnh là hết sức cần thiết.

Các hình thức tăng cường miễn dịch cho trẻ

- Cho trẻ bú sữa mẹ: Sữa mẹ có chứa những kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và các tế bào máu trắng. Bú mẹ là cách tốt nhất để truyền kháng thể từ mẹ qua con, giúp thay thế lượng kháng thể đã giảm. Nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp phòng chống nhiều căn bệnh cho trẻ như viêm tai, dị ứng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng đường tiểu và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

- Cho trẻ ăn đa dạng các nhóm thực phẩm: Các chất này bao gồm một số vitamin, khoáng chất và các a xít amin thiết yếu… có nhiều trong thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa, rau quả...

Do đó, khi bước vào tuổi ăn dặm, trẻ cần được ăn đa dạng, sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau trong 1 bữa ăn, đổi món từng bữa; tăng cường rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, vitamin A… và thực phẩm lợi khuẩn như phô mai, sữa chua để hỗ trợ hệ miễn dịch.

- Ngủ nhiều hơn: Giấc ngủ ngon có thể thúc đẩy cơ thể sản sinh ra các nguyên tử làm tăng lượng bạch cầu, đồng thời tăng cường khả năng giải độc của gan. Trẻ em cần được chăm sóc kỹ để tránh nguy cơ bị mất ngủ vì tất cả những hoạt động có thể trở nên khó khăn hơn khi trẻ chỉ ngủ được những giấc ngủ ngắn vào ban ngày.

- Tập thể dục thường xuyên: Những hoạt động thể chất thường xuyên cũng sẽ làm gia tăng lượng tế bào sát thủ tự nhiên (một thành phần chính của hệ miễn dịch, có chức năng tiêu diệt các khối u và những tế bào bị nhiễm vi rút trong cơ thể) ở người trưởng thành. Do đó, các bậc cha mẹ nên cố gắng rèn luyện thói quen tập thể dục cho trẻ bằng cách cho trẻ tham gia tập luyện cùng với mình.

- Bổ sung bằng thực phẩm chức năng: Là cách sử dụng các chất tác động trực tiếp lên hệ thống miễn dịch của cơ thể bao gồm các tế bào miễn dịch và kháng thể. Các sản phẩm bổ sung có chức năng thúc đẩy cơ thể tự sản sinh các lympho bào, kháng thể rất quan trọng trong những năm đầu đời để giúp bé phát triển khỏe mạnh.

nhung phuong phap giup tang mien dich tre em Thanh lọc hệ thống bạch huyết để chống lại bệnh tật

Một khi cơ thể tích tụ quá nhiều độc tố, hệ thống bạch huyết sẽ trở nên quá tải, hoạt động kém hiệu quả khiến ...

nhung phuong phap giup tang mien dich tre em Chế độ ăn uống theo mùa giúp củng cố hệ miễn dịch

Theo Live Science, vi khuẩn đồng hành với con người từ những ngày đầu tiên của cuộc đời, vi khuẩn đóng một vai trò quan ...

https://thanhnien.vn/suc-khoe/nhung-phuong-phap-giup-tang-mien-dich-tre-em-906403.html

/ Báo Thanh niên