Những điều cần chú ý khi chuyển nhượng đất đai

Những điều cần chú ý khi chuyển nhượng đất đai: Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng, Phân biệt chế độ sở hữu chung và Chế độ sở hữu riêng của vợ hoặc chồng.

Câu hỏi:

Việc mua bán, chuyển nhượng đất đai hiện nay có quá nhiều thủ tục pháp lý và nhiều quy định lằng nhằng mà người dân khó nhận biết. Xin hỏi quý báo, việc mua bán đất đai theo một quy trình chuẩn được quy định như thế nào? Khi mua bán đất người dân cần chú ý những quy định gì để tránh rủi ro? (Phạm Hà Thư, thành phố Tuyên Quang).

Trả lời:

Thứ nhất, quy trình mua bán chuyển nhượng đất đai, nhà ở

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Luật Công chứng năm 2014 việc mua bán chuyển nhượng đất đai được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Hai bên ký hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại văn phòng công chứng. Trong đó, hồ sơ các bên bán và bên mua cần chuẩn bị để công chứng viên thẩm định hồ sơ và ký kết hợp đồng mua bán: Sổ đỏ (bản gốc); Chứng minh thư, hộ khẩu và đăng ký kết hôn (bản gốc) trong trường hợp trên sổ đỏ ghi nhận thông tin của vợ/chồng. Nếu là tài sản riêng thì chỉ cần các giấy tờ cá nhân cuả người đứng tên trên sổ đỏ. Hồ sơ bên mua, gồm: Chứng minh thư, hộ khẩu và đăng ký kết hôn bản gốc. Nếu Chưa có gia đình thì chỉ cần CMTND hoặc hộ khẩu.

Bước 2: Tiến hành thủ tục sang tên và nộp thuế tại Văn phòng đăng ký nhà và đất Quận/Huyện. Sau khi ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng. Căn cứ vào thỏa thuận của các bên trên hợp đồng ghi nhận bên nào có nghĩa vụ thực hiện việc sang tên trên sổ đỏ và nghĩa vụ nộp thuế.

Bước 3: Nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác sau khi nhận được thông báo về việc nộp thuế của Chi cục thuế Quận/Huyện.

Bước 4: Nhận sổ đỏ tại Văn phòng đăng ký nhà và đất Quận/Huyện.Những điểm cần lưu ý trong quá trình mua bán chuyển nhượng nhà đất.

nhung dieu can chu y khi chuyen nhuong dat dai

Những điều cần chú ý khi chuyển nhượng đất đai. (Ảnh minh họa).

Thứ hai, những điều người dân cần chú ý khi chuyển nhượng, trao đổi đất đai

Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng: Trước kia theo Luật Đất đai 2003 (Luật cũ) thì sổ đỏ chỉ đất mặt đất còn sổ hồng là sổ chỉ nhà chung cư cao tầng, khu tập thể cũ. Sau năm 2013, khi luật đất đai năm 2013 ra đời thì thống nhất trên phạm vi cả nước áp dụng chung một mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở là Sổ Hồng. Cho nên khi mua bán sẽ thấy có sự khác nhau giữa mầu sắc của các cuốn sổ - Điều này không ảnh hưởng đến tính chất của giao dịch mua bán.

Phân biệt chế độ sở hữu chung và Chế độ sở hữu riêng của vợ/chồng: Trên sổ đỏ/sổ hồng có rất nhiều cuốn sổ ghi chữ: "Hộ Gia Đình" có những cuốn sổ ghi tên Vợ và chồng, cũng có sổ chỉ ghi tên của Vợ hoặc chồng. Điều này có một số điểm rất cần lưu ý như sau.

"Hộ gia đình" là chế độ sở hữu chung theo Luật Đất đai năm 1993, khi đó Bố, Mẹ, Anh, Chị, Em, Con... những người có tên trên sổ hộ khẩu được ghi nhận quyền ngang nhau nghĩa là Bố có quyền sở hữu hoặc sử dụng ngang bằng với một đứa trẻ Con mới sinh. Sau này, Luật Đất đai năm 2003 sửa đổi quy định đất đai chỉ thuộc quyền của Vợ và Chồng và Có thể ghi tên của Vợ Hoặc Chồng đều được. Luật Đất đai năm 2013 vẫn giữ nguyên nội dung này không thay đổi. Việc mua bán mà trên sổ đỏ nghi nhận đất thuộc quyền sở hữu/sử dụng của Hộ Gia Đình sẽ rất phức tạp nếu các thành viên không đồng ý, thủ tục sẽ kéo dài nếu một trong các thành viên gia đình đã chết...

nhung dieu can chu y khi chuyen nhuong dat dai Có thể mua lại nhà thuộc sở hữu nhà nước?

Có thể mua nhà thuộc sở hữu nhà nước và được nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất liền kề ...

nhung dieu can chu y khi chuyen nhuong dat dai Có nên mua nhà dịp Tết?

Nếu đã có nhu cầu mua nhà để sum vầy cùng gia đình trong dịp Tết sắp tới, bạn đừng ngại đi vay dịp cuối ...

/ nguoiduatin.vn