Nhiều quy định mới về bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ năm 2022

Từ đầu năm 2022, nhiều quy định mới về bảo hiểm xã hội có hiệu lực như: Tăng mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu, thêm nhiều người được cấp thẻ BHYT miễn phí, lao động nước ngoài được hưởng BHXH 1 lần khi nghỉ việc...

Từ 1/1/2022, mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện tối thiểu sẽ tăng do có sự điểu chỉnh về mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.

Theo Điều 87 Luật BHXH năm 2014, mức thu nhập tối thiểu làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện là mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.

Song theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP, từ 1/1/2022, mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn sẽ tăng từ 700.000 lên 1,5 triệu đồng/ tháng. Do đó, mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu sẽ tăng lên.

Nghĩa là, mỗi tháng người lao động sẽ phải trích 22% mức thu nhập mà mình chọn để đóng BHXH tự nguyện. Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu năm 2022 = 22% x 1,5 triệu đồng = 330.000 đồng (mức cũ năm 2021 là 154.000 đồng/ tháng).

Ngoài ra, mức hỗ trợ tiền đóng của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện cũng tăng.

Mức hỗ trợ đối với người tham gia thuộc hộ nghèo tăng từ 46.200 đồng lên 99.000 đồng/ tháng; hỗ trợ cho hộ cận nghèo tăng từ 38.500 đồng lên 82.500 đồng/ tháng và hỗ trợ cho người tham gia thuộc đối tượng khác tăng từ 15.400 đồng lên 33.000 đồng/ tháng.

Cũng theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP, hộ nghèo phải đáp ứng đủ 2 tiêu chí: Tiêu chí về thu nhập: Có thu nhập bình quân đầu người từ 1,5 triệu đồng/ tháng trở xuống nếu ở nông thôn và từ 2 triệu đồng/ tháng nếu ở thành thị; Tiêu chí về dịch vụ xã hội cơ bản: Thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Như vậy, so với quy định cũ tại Quyết định 59/2015/QĐ-TTg, có thêm nhiều người thuộc diện hộ nghèo kể từ năm 2022, đó là trường hợp những người có mức thu nhập từ 900.000 đồng - dưới 1,5 triệu đồng/ tháng ở nông thôn và từ 1,3 triệu đồng đến dưới 2 triệu đồng/ tháng ở thành thị…

Trong khi đó, theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người thuộc gia đình nghèo nằm trong diện được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí mua thẻ BHYT nên từ năm 2022 sẽ có thêm nhiều người được cấp thẻ BHYT miễn phí.

Ngoài các nội dung trên, từ 2022, lao động nước ngoài được hưởng BHXH 1 lần khi nghỉ việc.

Khoản 2 Điều 17 Nghị định 143/2018/NĐ-CP nêu rõ, chế độ BHXH 1 lần của người lao động nước ngoài được áp dụng từ 1/1/2022. Theo Khoản 6 Điều 9 Nghị định này, người lao động nước ngoài tham gia BHXH sẽ được lấy BHXH 1 lần khi có yêu cầu nếu thuộc một trong các trường hợp:

Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH; Đang mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

Bên cạnh đó những người đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng không tiếp tục cư trú tại Việt Nam, hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn cũng được lấy BHXH 1 lần.

PV (tổng hợp)

Đề xuất giảm 50% mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Cơ quan thẩm định nói gì? Đề xuất giảm 50% mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Cơ quan thẩm định nói gì?

Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động chính sách, nhất là về lộ trình ...

Ứng dụng Bảo hiểm xã hội số - VssID có gì đặc biệt? Ứng dụng Bảo hiểm xã hội số - VssID có gì đặc biệt?

Việc xây dựng ứng dụng VssID là một bước tiến mới quan trọng của ngành BHXH nhằm hướng tới sử dụng thẻ BHYT, sổ BHXH ...

Đã chết vẫn đi khám ... bảo hiểm xã hội Đã chết vẫn đi khám ... bảo hiểm xã hội

Vừa qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam có văn bản yêu cầu BHXH Đắk Lắk kiểm tra dấu hiệu gian lận trong thanh ...

/ Theo Nghề nghiệp và Cuộc sống