Nhận người dưng về chăm sóc, phụng dưỡng như mẹ ruột

Người phụ nữ ở Quảng Nam bất chấp lời dị nghị để làm một việc mà ít ai dám đó là nhận người dưng bị mù lòa, tuổi cao về chăm sóc, phụng dưỡng như chính mẹ của mình.

nhan nguoi dung ve cham soc phung duong nhu me ruot

Người phụ nữ ở Quảng Nam bất chấp lời dị nghị để làm một việc mà ít ai dám đó là nhận người dưng bị mù lòa, tuổi cao về chăm sóc, phụng dưỡng như chính mẹ của mình.

Nhận nuôi người dưng

Tại xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam, người dân truyền tai nhau câu chuyện tưởng như chỉ có trong chuyện cổ tích, đó là việc bà Lê Thị Mộng Thu (52 tuổi, trú tại thôn Tân Quý, xã Tam Vinh) bất chấp lời dị nghị của bà con lối xóm đưa cụ Nguyễn Thị Mịch (80 tuổi, bị mù lòa, người cùng thôn) về nhà chăm sóc.

Trong căn nhà cấp 4, chúng tôi bắt gặp hình ảnh người phụ nữ đang đút từng muỗng cơm cho cụ bà. Nếu ai tình cờ bắt gặp cảnh ấy thì đều nghĩ ngay là con cái đang chăm sóc mẹ mình. Nhưng không, đó là cảnh bà Thu đang chăm sóc cho cụ Mịch. Cụ Mịch bị mù cả hai mắt, sống một mình và vì thương cảm cụ Mịch, bà Thu đã nhận cụ về nuôi dưỡng.

nhan nguoi dung ve cham soc phung duong nhu me ruot
Gần 5 năm, bà Thu vẫn chăm sóc cụ Mịch như chính mẹ của mình.

Theo bà Thu, lúc 3 tuổi cụ Mịch bị đau mắt nhưng chữa trị không đúng cách nên đôi mắt của cụ bị mù vĩnh viễn. Khi cha mẹ mất, thương em gái, anh trai cụ Mịch không lấy vợ mà ở vậy nuôi em. 5 năm trước, người anh qua đời vì bệnh nặng, từ đó, cụ sống một mình căn nhà xập xệ. “Thấy hoàn cảnh của cụ ai cũng thương, già yếu không có người chăm sóc nên hàng xóm hay qua lại cơm nước, giặt giũ giúp” bà Thu chia sẻ.

Chấp nhận tất cả

Để tiện chăm sóc, đầu năm 2015 bà Thu bàn với chồng đón cụ Mịch về nhà để chăm lo. “Sau khi bàn bạc, được chồng, con ủng hộ tôi đưa cụ về nhà, tuy nhiên hàng xóm khuyên can, bảo tôi bị "khùng", đón cụ về thì khổ cả đời”.

nhan nguoi dung ve cham soc phung duong nhu me ruot
Niềm vui của bà Thu khi được chăm sóc cụ Mịch, bỏ qua tất cả sự đàm tiếu.

Tuổi cao, tâm trí không minh mẫn như trước nên cứ nửa đêm bà dậy la lối, mắng xối xả,… Người lớn tuổi thường khó tính, nhưng đã đón cụ về thì phải có trách nhiệm chăm sóc” bà Thu tâm sự.

“Cũng không ít người đồn thổi, bà Mịch có tiền, đất đai, tôi chăm sóc để lấy gia tài của cụ nhưng tôi bỏ qua những lời nói đó. Mình làm là vì tình người, tấm lòng, cứ coi như kiếp trước tôi nợ bà thì kiếp này tôi trả vậy” bà Thu nói thêm.

Bà Lê Nguyễn Dạ Thảo (46 tuổi, cùng thôn) chia sẻ: “Tôi thật sự khâm phục chị Thu vì không mấy ai làm được như chị, có người cha mẹ ruột mình còn đùn đẩy không nuôi nữa là đi nuôi một người mù lòa, không họ hàng, không giàu có”.

Bà Võ Thị Phượng - Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tam Vinh cho hay: “Địa phương mới phát hiện trường hợp này được 2 năm nhưng theo tìm hiểu thì cụ Mịch được đón về nhà chị Thu là đầu năm 2015, cụ Mịch và bà Thu không có quan hệ gì cả. Hoàn cảnh gia đình chị Thu không phải là gia đình giàu có về vật chất. Năm 2018, bà

Thu là cá nhân có thành tích tiêu biểu trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".

/ laodong.vn