Nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc vào ‘tầm ngắm’ của Mỹ

SMIC, nhà sản xuất chip bán dẫn lớn lớn nhất Trung Quốc, có thể là công ty tiếp theo bị đưa vào danh sách đen của Mỹ.

Theo Reuters, chính quyền Mỹ đang trong quá trình xem xét liệu có nên thực hiện lệnh cấm với SMIC hay không. Lầu Năm Góc đã đề xuất đưa SMIC vào danh sách đen thương mại hồi đầu tuần, sau đó, một uỷ ban gồm Bộ Thương mại và Bộ Năng lượng Mỹ đang làm việc để đưa ra quyết định cuối cùng. Quan hệ của SMIC và quân đội Trung Quốc cũng đang được theo dõi chặt chẽ.

Nếu điều này xảy ra, SMIC sẽ gặp khó khăn về nguồn cung, khi các đối tác cung ứng của họ đến từ Mỹ sẽ phải xin giấy phép đặc biệt.

Trong tuyên bố mới đây, SMIC cho biết, họ "hoàn toàn bị sốc" trước đề xuất này, và sẵn sàng làm việc với chính phủ Mỹ để "giải quyết hiểu lầm".

SMIC là công ty bán dẫn hàng đầu Trung Quốc hiện nay, chỉ đứng sau TSMC của Đài Loan. SMIC sở hữu một trong những xưởng đúc hiếm hoi tại Trung Quốc có thể sản xuất vi xử lý trên quy trình 28nm - là loại tiên tiến nhất của Trung Quốc hiện nay, theo trang SCMP.

Việc hạn chế khả năng tiếp cận của SMIC với các nhà cung ứng Mỹ có thể làm gián đoạn các nỗ lực của Trung Quốc trong việc tự phát triển ngành công nghiệp phần mềm và vi mạch tích hợp. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp smartphone, viễn thông và thậm chí hệ thống dẫn đường tên lửa của Trung Quốc.

"Lệnh hạn chế của Mỹ có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng với SMIC, ảnh hưởng đến việc sản xuất cảm biến CMOS, cảm biến vân tay trên smartphone và một số vi mạch quản lý năng lượng", Eric Tseng, Giám đốc điều hành của công ty nghiên cứu bán dẫn Isaiah Capital tại Đài Loan cho biết.

Theo các chuyên gia, sự đe doạ này cho thấy, bất kỳ công ty nào có quy mô và vai trò như SMIC cũng có thể rơi vào tầm ngắm của Mỹ. Cách duy nhất để các công ty Trung Quốc đối phó với điều này là phải tự phát triển toàn bộ sản phẩm tại Trung Quốc và có một hệ thống khép kín.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn của Trung Quốc như Huawei, ZTE... và các ứng dụng phổ biến như TikTok, Wechat đã được liệt vào danh sách đen của Mỹ. Các công ty Mỹ, hay chỉ cần sử dụng công nghệ từ Mỹ, cũng bị hạn chế làm việc với các doanh nghiệp Trung Quốc này. Huawei sau đó đã tuyên bố ngừng mảng sản xuất chip vì không đủ nguồn cung ứng.

Quý Văn

Cơ hội cho Mỹ khi Ấn Độ Cơ hội cho Mỹ khi Ấn Độ "cấm cửa" công nghệ Trung Quốc

Đại gia công nghệ Mỹ sẽ có cơ hội hơn ở Ấn Độ nhưng lâu dài, hai bên có thể thấy mình trong mối quan ...

Mỹ nói Trung Quốc Mỹ nói Trung Quốc "thao túng" dòng chảy sông Mekong

Quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ nói Trung Quốc đã "thao túng" dòng chảy sông Mekong 25 năm, gọi đây là thách thức ...

Lo bị ăn cắp công nghệ, nhiều doanh nghiệp Nhật muốn dừng làm ăn với Trung Quốc Lo bị ăn cắp công nghệ, nhiều doanh nghiệp Nhật muốn dừng làm ăn với Trung Quốc

Cuộc khảo sát gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản và Nikkei cho thấy, doanh nhân Nhật Bản ngày càng cảnh ...

/ vnexpress.net