Nhà đầu tư Trung Quốc đổ bộ các khu công nghiệp

Trong 20 dự án bất động sản công nghiệp nổi bật 9 tháng đầu năm, phần lớn được phát triển bởi các nhà đầu tư Đài Loan, Hong Kong, Trung Quốc đại lục.

Theo báo cáo Sách trắng bất động sản công nghiệp Việt Nam do Savills công bố, bất chấp đại dịch Covid-19 tác động sâu rộng đến nền kinh tế toàn cầu, 9 tháng đầu năm 2020, thị trường đầu tư vào các khu khu công nghiệp phía Nam và Bắc Việt Nam đều thu hút vốn ngoại khá sôi động.

Điều đáng chú ý là số lượng nhà đầu tư gốc Hoa đang phủ sóng mạnh mẽ tại các vủng công nghiệp phía Nam lẫn Bắc. Cụ thể, trong 20 giao dịch nổi bật 9 tháng qua, 40% (8 dự án) do nhà đầu tư Hong Kong phát triển. Với 8 dự án phủ sóng tại khu công nghiệp Hải Hà (Quảng Ninh), Văn Trung (Bắc Giang), An Dương (Hải Phòng), Phước Đông (Tây Ninh), Bầu Xeo (Đồng Nai), Mỹ Phước 3 (Bình Dương) và Mộc Bài (Tây Ninh), nhà đầu tư Hong Kong ghi nhận tổng vốn đầu tư gần 700 triệu USD.

2705 a tb kcn vsip ii pic becamex 8640 1605494849
Khu công nghiệp VSIP Bình Dương. Ảnh: Becamex.

Trong khi đó, 4 dự án thuộc nhà đầu tư Trung Quốc đại lục hiện diện tại các khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng), Hòa Phú (Bắc Giang), Nam Tân Uyên (Bình Dương) và Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu) có giá trị giao dịch hơn 300 triệu USD. Ba giao dịch của nhà đầu tư Đài Loan chỉ tập trung tại hai khu công nghiệp phía Bắc là Đồng Văn 3 (Hà Nam) và Đông Mai (Quảng Ninh) và giá trị các thương vụ này đạt hơn 380 triệu USD.

Nhà đầu tư Singapore giao dịch hai dự án tại khu công nghiệp Bỉm Sơn (Thanh Hóa) và Bầu Bàng (Bình Dương), tổng giá trị 2 thương vụ này đạt 90 triệu USD. Các giao dịch còn lại chia đều cho các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Thái Lan (tại khu công nghiệp Bình Minh (Vĩnh Long) còn nhà đầu tư Hàn Quốc có một thương vụ là dự án tại khu công nghiệp Đồng Văn 4 (Hà Nam).

Các dự án của khối ngoại đều thuộc lĩnh vực sản xuất hoặc gia công tập trung vào những nhóm ngành: dệt may và may mặc, thiết bị điện, linh kiện điện tử, máy móc, sản phẩm nhựa - kim loại - giấy - cao su và sản phẩm nông nghiệp. Trong khi các khu công nghiệp phía Bắc đang ghi nhận số lượng các thương vụ giao dịch thành công trải đều ở nhiều tỉnh thành thì Bình Dương nổi lên là điểm đến hút nhiều dự án sản xuất nhất vùng công nghiệp phía Nam.

Sách trắng Bất động sản công nghiệp của Savills dự báo thêm, trong vòng 12 tháng tới, tức từ quý IV/2020 đến quý IV/2021, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam sẽ đón thêm 6 khu công nghiệp quy mô lớn với tổng diện tích đất phục vụ công nghiệp tăng lên đến 3.733 ha. Nguồn cung mới hiện diện tại Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, riêng Hải Phòng sẽ đón thêm 2 khu công nghiệp. Dẫn đầu nguồn cung mới là tỉnh Long An, dự án Khu công nghiệp Việt Phát quy mô khủng, lên đến 1.800 ha, dự kiến gia nhập thị trường vào quý IV/2020 hoặc đầu năm 2021.

Trung Tín

TP.HCM: Đang cháy lớn trong khu công nghiệp Hiệp Phước TP.HCM: Đang cháy lớn trong khu công nghiệp Hiệp Phước
Xóm trọ khu công nghiệp đìu hiu vì công nhân mất việc Xóm trọ khu công nghiệp đìu hiu vì công nhân mất việc
Bình Dương muốn đặt trạm thu phí trên đường kết nối các khu công nghiệp Bình Dương muốn đặt trạm thu phí trên đường kết nối các khu công nghiệp
Khu công nghiệp thành chỗ chăn thả trâu bò Khu công nghiệp thành chỗ chăn thả trâu bò

/ vnexpress.net