Nguồn gốc và ý nghĩa tháng cô hồn

Tháng 7 Âm lịch hàng năm được gọi là tháng cô hồn. Ngoài những lễ tiết cúng bái, người xưa còn tương truyền câu chuyện về nguồn gốc và ý nghĩa của tháng lễ đặc biệt trong năm.

Sự tích tháng cô hồn

Tục cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Đà (thường gọi tắt là A Nan) với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu). Một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ dài, miệng nhả ra lửa bước vào.

Quỷ cho biết ba ngày sau, A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa, mặt cháy đen như nó.

A Nan sợ quá bèn nhờ quỷ bày cho cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: "Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên".

A Nan đem chuyện bạch với Đức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú gọi là "Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Đà La Ni". A Nan đem tụng trong lễ cúng và được tăng thêm phúc thọ.

Tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này nên ngày nay người ta vẫn nói cúng cô hồn là “Phóng diệm khẩu” với ý nghĩa là "thả quỷ miệng lửa".

Nguồn gốc tháng cô hồn

nguon goc va y nghia thang co hon
Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương thế.

Nguồn gốc của tháng cô hồn bắt nguồn từ việc Diêm Vương cho mở cửa Quỷ môn quan vào ngày 2/7 hàng năm để quỷ đói được trở lại trần gian rồi đến Rằm lại quay về. Chính vì thế mà theo tục lệ dân gian, người trần gian phải cúng cháo, gạo, muối cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày. Hàng năm, người dân Trung Quốc tiến hành cúng cô hồn vào ngày 14/7 Âm lịch.

Ở Việt Nam, cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác.

Người Việt cho rằng, con người bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi con người mất đi nhưng phần hồn vẫn tồn tại, có người thì được đầu thai khiếp khác hay có người thì bị đày xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian.

Hàng năm, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng, tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau chứ không ấn định riêng một ngày nào. Người dân cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.

Ý nghĩa tháng cô hồn

Theo tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam, tháng 7 là tiết của dịp xá tội vong nhân. Lễ cúng thể hiện lòng kính trọng, vị tha của người còn sống đối với những người đã khuất, dẫu cho những hành động quá khứ lỗi lầm xưa kia…

P.L (tổng hợp)

nguon goc va y nghia thang co hon Muốn yên ổn qua tháng cô hồn, tuyệt đối kiêng những điều này!

Không treo chuông gió ở đầu giường, không phơi quần áo ban đêm, không đốt vàng mã tùy tiện, đi chơi khuya không chụp ảnh... ...

nguon goc va y nghia thang co hon Cúng cô hồn rằm tháng 7 sai cách, gia chủ sẽ vô tình rước họa vào nhà

Người ta tin rằng tháng 7 âm lịch là tháng "mở cửa mả", có rất nhiều quỷ đói lên quấy phá dương gian nên phải ...

/ nguoiduatin.vn