Nghỉ Tết, sếp phải mở điện thoại: Thế mới là vì dân...

Mới đây, tỉnh Hậu Giang đã có quyết định yêu cầu tất cả các lãnh đạo ban ngành trong tỉnh phải bật điện thoại trong suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Đó có thể coi là một quyết định vì dân.

Theo truyền thống của dân tộc, Tết Nguyên đán cổ truyền là dịp nghỉ của người dân cả nước không phân biệt giàu nghèo lứa tuổi, thành phần xã hội. Đó là dịp để đoàn tụ gia đình họ hàng để thăm hỏi vui chơi nghỉ ngơi... Tuy nhiên thực tế cũng có rất nhiều những vấn đề xã hội đặt ra trước trong và sau mỗi kỳ nghỉ Tết.

Như một điều tất yếu với những sự thay đổi so với thói quen thường nhật, kỳ nghỉ Tết với những đặc thù của nó: nhu cầu đi lại nhiều hơn, các hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động lễ hội cũng nhiều hơn và kèm theo đó là những vấn đề xã hội mà nếu cơ quan chức năng không quản lý tốt sẽ làm nảy sinh những vấn đề những hậu quả không mong muốn.

Để đảm bảo cho người dân có một dịp nghỉ Tết Nguyên đán an lành, nhiều cơ quan nhiều ngành phải bận rộn hơn ngày thường nhiều lần. Đó là ngành giao thông, văn hóa, công an...

Những thực tế mỗi năm dịp nghỉ Tết vẫn để lại những con số những vấn đề đau đầu nhà quản lý: số vụ tai nạn giao thông tăng cao so với ngày thường, bên cạnh đó là những vụ gây rối công cộng, ẩu đả thậm chí là đâm chém gây chết người, gây thương tích.

Đó chính là lý do lãnh đạo tỉnh Hậu Giang ra chỉ thị siết chặt công tác quản lý và yêu cầu các lãnh đạo sở ngành không được tắt điện thoại trong dịp nghỉ Tết.

Lãnh đạo cũng là con người họ cũng có nhu cầu chính đáng được nghỉ trong dịp Tết. Thông thường trước dịp Tết các cơ quan thường sắp xếp lịch nghỉ và phân công người trực tết, tùy theo yêu cầu đặc thù của từng ban ngành lĩnh vực.

nghi tet sep phai mo dien thoai the moi la vi dan

Cán bộ sẽ chẳng ngại bị ghi âm ghi hình nếu tận tụy với dân

Trong nhiều trường hợp nếu giải quyết theo đúng quy trình, đúng trình tự, những vấn đề sự việc đòi hỏi việc giải quyết cấp bách khó có thể được xử lý kịp thời. Nếu với sự quan tâm của lãnh đạo, chưa cần phải có mặt trực tiếp, chỉ cần một cú điện thoại, vấn đề sẽ được đẩy nhanh và giải quyết.

Ý thức được điều này, người đứng đầu chính quyền tỉnh Hậu Giang đã ra chỉ thị nêu trên.

Để đánh giá chỉ thị này có được thực hiện nghiêm, và khi thực hiện nghiêm sẽ đem lại hiệu quả như thế nào trong thực tế, cần thời gian để chứng minh. Tuy nhiên xét trên một góc độ nào đó đây cũng là sự cố gắng nỗ lực của những lãnh đạo cao nhất tỉnh Hậu Giang và nó cũng thể hiện quyết tâm trong công tác điều hành quản lý.

Trong một diễn biến khác, dư luận vẫn chưa thôi tranh cãi quanh quyết định của chủ tịch UBND TP Hà Nội về quy định cấm người dân quay phim, ghi âm khi cán bộ tiếp dân.

Đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau về quyết định này và mới nhất Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) đã vào cuộc nghiên cứu xem xét về tính hợp pháp của quyết định nói trên.

Nhiều người cho rằng quyết định nói trên như một quy định đi ngược lại hệ thống pháp luật.

Ngược lại những người làm trong các cơ quan quyền lực nhà nước lại có cái nhìn “linh hoạt” hơn và tỏ ra thông cảm với những người được phân công làm công tác tiếp dân khi phải đối mặt với những người đến cơ quan nhà nước với rất nhiều bức xúc nhất là những bức xúc ấy lại không phải cho chính cán bộ tiếp dân gây ra. Họ cũng cho rằng cần có một trật tự nhất định ở nơi tiếp dân cũng là góp phần bảo vệ danh dự nhân phẩm cho cán bộ làm công tác này.

Kết luận cuối cùng về tính hợp pháp của quy định này thuộc về Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp). Tuy nhiên làm một phép liên tưởng nho nhỏ nếu như những người đại diện cho cơ quan nhà nước bật điện thoại mọi ngày và cả dịp Tết như chỉ đạo của tỉnh Hậu Giang để giải quyết những công việc chung, chắc chắn lúc đó quyền lợi chính đáng của người dân được đảm bảo, họ sẽ chẳng cần đến công đường để khiếu nại và quay phim chụp ảnh. Làm việc vì dân thì dân thương, dân quý. Đơn giản thế thôi...

Trung Chính

nghi tet sep phai mo dien thoai the moi la vi dan Nhà hát 1.508 tỷ vì dân: Sao không lấy ý kiến dân?

Nhu cầu hưởng thu nhạc giao hưởng chưa phổ biến, dân nghèo không có điều kiện để thụ hưởng, vậy làm vì dân hay vì ...

nghi tet sep phai mo dien thoai the moi la vi dan Nhà hát 1.508 tỷ gây tranh cãi chuyện "vì dân"

Thông tin TP. HCM chuẩn bị xây dựng nhà hát Giao hưởng trị giá 1.508 tỷ đồng đang gây tranh cãi kịch liệt trên mạng ...

nghi tet sep phai mo dien thoai the moi la vi dan Mong Bộ trưởng hãy vì dân vi hành!

Sáng ngày 6/6, tại phiên họp Quốc hội, một vị đại biểu đến từ Ninh Thuận đã có đề nghị “mời Bộ trưởng ra khỏi ...

/ http://baodatviet.vn