Nếu Tống Giang xưng đế, 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc sẽ có kết cục ra sao?

Giả sử Lương Sơn Bạc không quy thuận triều đình, thủ lĩnh Tống Giang xưng đế một phương, kết thúc của “Thủy Hử truyện“ liệu có tốt đẹp hơn không?

Khi nói về "Thủy Hử truyện" của Thi Nại Am, một trong những điều khiến độc giả day dứt nhất chính là việc Tống Giang chấp nhận chiêu an, từ đó dẫn đến kết thúc bi kịch của 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc.

Trước kết cục người hy sinh nơi chiến trường, người bị ban rượu độc, người nguyện quyên sinh,… không ít độc giả tin rằng, nếu Thi Nại Am để Tống Giang làm Hoàng đế thay vì quy phục triều đình, có lẽ những vị anh hùng Lương Sơn năm ấy đã có cuộc sống tốt đẹp hơn.

neu tong giang xung de 108 vi anh hung luong son bac se co ket cuc ra sao

Cho đến ngày nay, không ít người tin rằng nếu Tống Giang xưng đế, 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc sẽ có kết cục tốt đẹp hơn nhiều. (Ảnh: Nguồn Lishiquwen.com)

Tống Giang là một anh hùng hảo hán có thật vào thời nhà Tống, cũng là nhân vật đóng vai trò chủ chốt trong "Thủy Hử truyện" của Thi Nại Am.

Sinh thời, ông là thủ lĩnh của Lương Sơn Bạc, đứng đầu 108 trang anh hùng hảo hán, lại thường giúp đỡ nhân sĩ, thay trời hành đạo, người người ca tụng, lưu danh tứ hải.

Năm xưa, Tống Giang vì sát hại tình nhân phản bội nên buộc phải gia nhập Lương Sơn để lánh nạn. Sau khi Thiên vương Tiều Cái hy sinh, ông được các huynh đệ tôn làm thủ lĩnh, đứng đầu Lương Sơn bạc, sở hữu nhiều binh hùng tướng mạnh.

Tống triều bấy giờ có Tể tướng Đồng Quán từng nhiều lần phái người tìm cách triệt hạ Lương Sơn nhưng đều không thành. Trong khi đó, sức uy hiếp của đội quân Tống Giang đối với triều đình càng ngày càng lớn.

Khi đó, Tống triều đang rơi vào cảnh "thù trong giặc ngoài". Hoàng đế nhu nhược, gian thần làm loạn, bên ngoài lại nổi lên nhiều thế lực chống phá: phía nam có Phương Lạp, ở giữa có Tống Giang, mạn Bắc có Mông Cổ.

Ở phía Nam, Phương Lạp đã công khai xưng đế. Nếu lúc này Tống Giang có thể bình định phương Lạp ở phía Nam, đẩy lùi Mông Cổ ở phía Bắc, việc nhất thống Trung Nguyên hoàn toàn nằm trong tầm tay.

Vậy đâu là lý do khiến Tống Giang trong "Thủy Hử truyện" dù sở hữu binh hùng, tướng mạnh nhưng vẫn không thể xưng đế?

Để lý giải điều này, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đưa ra 3 kiến giải sau đây.

Lý do thứ nhất: Người đời không thể cho Tống Giang làm Hoàng đế.

neu tong giang xung de 108 vi anh hung luong son bac se co ket cuc ra sao

Sở hữu trong tay nhiều binh hùng tướng mạnh, lại được các huynh đệ nhất tề ủng hộ, nhưng Tống Giang vẫn không "có duyên" với ngai vàng. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet)

Trước khi có bản chữ viết hoàn chỉnh, câu chuyện về các anh hùng Lương Sơn Bạc chủ yếu được lưu truyền dưới hình thức truyền miệng dân gian và được kể trong những lúc trà dư tửu hậu.

Nhìn lại hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, nếu Tống Giang trong lời kể của dân chúng trở thành một người lật đổ Hoàng đế đương triều thì e rằng không chỉ câu chuyện bị cấm lưu truyền, mà người kể cũng gặp cảnh "đầu rơi máu chảy".

Vậy nên, để câu chuyện về 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc được lưu truyền đời đời, dân chúng không thể để Tống Giang lên ngôi Hoàng đế.

"Thủy Hử truyện" sở dĩ có thể lưu truyền trong dân gian hàng thế kỷ phần là bởi hình tượng hảo hán xuất chúng của những vị anh hùng Lương Sơn, nhưng quan trọng hơn là do nhân vật Tống Giang không làm Hoàng đế, hơn nữa lại chấp nhận chiêu an, phụng sự triều đình.

Vì sự tồn tại của tác phẩm, cũng vì sự sinh tồn của bản thân, dân chúng đã để Tống Giang quy phục triều đình, biến câu chuyện trở nên phù hợp với "khẩu vị" của giai cấp thống trị.

Lý do thứ hai: Hình tượng của anh hùng Lương Sơn không gắn với sự ham mê quyền lực.

neu tong giang xung de 108 vi anh hung luong son bac se co ket cuc ra sao

Những anh hùng hảo hán Lương Sơn vốn có lòng trượng nghĩa, không ham mê quyền lực, nữ sắc. (Ảnh: Nguồn Internet)

Chỉ khi không làm Hoàng đế, hình tượng của Tống Giang mới có thể trở nên bất diệt, trở thành người anh hùng được dân chúng đời đời truyền tụng.

Mỗi khi nhắc về câu chuyện của 108 người anh hùng Lương Sơn Bạc, người ta có thể cao giọng mà kể rằng:

"Nói về hồi thứ 70 Thủy Hử truyện, Tống Giang cùng các huynh đệ…"

Câu chuyện của Tống Giang và các huynh đệ Lương Sơn có thể được kể công khai mà chẳng phải e dè tai mắt của quan phủ.

Ngược lại, nếu Tống Giang tự mình xưng đế hoặc mang khát vọng muốn làm Hoàng đế, thì kết cục của Lương Sơn Bạc sẽ không khác Phương Lạp là bao.

Câu chuyện về Phương Lạp từng xưng đế tại Giang Nam bị cấm lưu truyền, dân chúng dĩ nhiên chẳng dám nhắc tới, hoặc nếu có cũng chỉ e dè mà thủ thỉ bên tai nhau rằng:

"Nghe nói Giang Nam năm đó có Phương Lạp…"

Sự khác nhau giữ câu mở đầu là "Nói về…" và "Nghe nói…" không chỉ là sự sai biệt về từ ngữ, mà còn là khác biệt giữa tinh thần chính nghĩa của Lương Sơn Bạc với ham muốn quyền lực đơn thuần của Phương Lạp.

Lý do thứ ba: Hoàn cảnh lịch sử dưới thời tác giả không cho phép Tống Giang làm Hoàng đế.

neu tong giang xung de 108 vi anh hung luong son bac se co ket cuc ra sao

Không phải ngẫu nhiên mà tác giả Thi Nại Am lại xây dựng nhân vật Tống Giang với cốt cách anh hùng và lòng trung quân ái quốc hiếm có, thậm chí còn bị đời sau đánh giá là "đệ nhất ngu trung". (Ảnh minh họa: Nguồn 5011.net)

Khi viết "Thủy Hử truyện", Thi Nại Am chủ yếu căn cứ vào những câu chuyện lưu truyền trong dân gian rồi sửa soạn loại.

Những luật lệ hà khắc của chế độ phong kiến thời bấy giờ buộc ông phải tạo nên một nhân vật trung tâm ứng với quan niệm, lễ tiết thuộc triều đại đó.

Nhân vật Tống Giang được Thi Nại Am chắp bút xây dựng trong một hoàn cảnh có nhiều sức ép. Vậy nên dù là một thân hảo hán ngất trời, Tống Giang vẫn quy phục triều đình, còn Lương Sơn dù có bài xích triều đình tới đâu nhưng vẫn một lòng theo thủ lĩnh chiêu an.

Có thể thấy, khi xây dựng hệ thống nhân vật trong "Thủy Hử", Thi Nại Am đặc biệt chú trọng vào một chữ "ép". Các anh hùng hảo hán trong đó đều vì bức ép mà buộc phải lên Lương Sơn tụ nghĩa chứ hoàn toàn không phải là những kẻ mang cốt cách phản nghịch trời sinh.

Điều này thể hiện đặc biệt rõ ràng trong hoàn cảnh, xuất thân và lý do lên Lương Sơn tụ nghĩa của các anh hùng hảo hán. Ngay tới Lý Quỳ có bản tính hám sát nhưng cũng không phải kẻ có ham muốn phản nghịch từ trong trứng nước.

Chỉ duy nhất có Ngọc Kỳ Lân Lư Tuấn Nghĩa là được Tống Giang dùng kế chiêu dụ.

Các hảo hán Lương Sơn vì sinh tồn nên mới ở vào vị thế đối kháng triều đình. Nếu không phải bị bức ép, họ chắc chắn sẽ không tìm cách tạo phản.

Hơn nữa, dưới sự lãnh đạo của Tống Giang, huynh đệ Lương Sơn dù đang ở thế phản nghịch nhưng vẫn đồng lòng quy thuận. Sau cùng Tống Giang không những không thể làm Hoàng đế mà buộc phải trở thành vật hy sinh để tác phẩm trở nên phù hợp với "khẩu vị" của giai cấp thống trị.

Kỳ thực, bản thân Tống Giang trước kia từng có mong ước vào triều làm quan. Nếu không phải chạy trốn vì ra tay hạ sát thê tử phản bội, ông nhất định sẽ giống như những bậc trung thần nghĩa sĩ khác, ngày đêm đèn sách để làm quan cống hiến cho nước nhà.

Sau khi trở thành thủ lĩnh Lương Sơn, kỳ thực việc mà Tống Giang chú trọng hơn cả chính là khiến các huynh đệ hành hiệp trượng nghĩa để "thay trời hành đạo". Mà "trời" trong mắt Tống Giang không ai khác chính là Hoàng đế.

Tống Giang lãnh đạo Lương Sơn thay Hoàng đế làm việc nghĩa, phần để bộc lộ tinh thần trượng nghĩa, phần để thể hiện "giá trị" của bản thân mình.

neu tong giang xung de 108 vi anh hung luong son bac se co ket cuc ra sao

Nếu không chịu sự gò ép của định kiến và luật lệ xã hội, chắc hẳn Tống Giang và nhiều huynh đệ khác từ sớm đã vào triều làm quan, cống hiến sức mình cho đất nước. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet)

Nhìn lại mấy ngàn năm lịch sử Trung Hoa, ta có thể thấy Hoàng đế vốn không dễ làm.

Nhớ năm xưa vào thời Tam Quốc, Đổng Trác dù khuynh đảo triều đình, dâm loạn hậu cung nhưng vẫn không dám xưng đế. Ngay tới Tào Tháo bá chủ một phương thời bấy giờ vẫn chỉ dám xưng vương.

Cuối thời nhà Tần, Hạng Võ khởi nghĩa, giết sạch tôn thất, đốt cung A Phòng, nhưng sau đó mới chỉ xưng làm Sở vương.

Ngai vàng vốn không dễ ngồi, đế vị lại càng không dễ nhận. Để có thể xưng làm Hoàng đế, điều cốt yếu nhất là phải được sự công nhận và ủng hộ từ phía các địa chủ. Trong khi đó, "Thủy Hử" kỳ thực là tác phẩm phóng đại một cuộc khởi nghĩa nông dân thời nhà Tống.

Vì vậy, dù cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn đến đâu, được dân gian lưu truyền nhiều thế nào, thì Tống Giang vẫn không thể xưng làm Hoàng đế.

Bởi một khi xưng đế, Lương Sơn sẽ phải chịu kết cục giống như Viên Thuật thời Tam Quốc, trở thành "miếng mồi" chịu sự đả kích từ bốn phương tám hướng, sau cùng nhận lấy kết cục diệt vong nhanh chóng.

neu tong giang xung de 108 vi anh hung luong son bac se co ket cuc ra sao Bảo Đại có bao nhiêu vợ, con?

Ngoài mấy bà vợ mà nhiều người biết rõ tên tuổi và có con cái với Bảo Đại, ông còn những nhân tình là các ...

neu tong giang xung de 108 vi anh hung luong son bac se co ket cuc ra sao Vua Bảo Đại thoái vị, trao ấn, kiếm như thế nào?

Khi nghe trình lại cụ Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc thì Bảo Đại giơ hai tay lên và buột miệng nói câu tiếng ...

neu tong giang xung de 108 vi anh hung luong son bac se co ket cuc ra sao Bảo Đại cưới hoàng hậu Nam Phương là do người Pháp sắp đặt?

Cuốn "Bảo Đại - Hoàng đế cuối cùng" đưa giả thuyết vị vua cuối nhà Nguyễn lấy Nguyễn Hữu Thị Lan là do bàn tay ...

neu tong giang xung de 108 vi anh hung luong son bac se co ket cuc ra sao Người cha thật sự của vua Bảo Đại là ai?

Cuốn "Bảo Đại - Hoàng đế cuối cùng" đưa ra những giả thuyết cho rằng hoàng tử Vĩnh Thụy (tức vua Bảo Đại) không phải ...

/ http://danviet.vn