Năng lượng sạch tại ĐBSCL: Chật vật phát triển

Hiện nay chỉ có Nhà máy điện gió Bạc Liêu 1, Bạc Liêu 2 chính thức đi vào hoạt động. Còn lại hàng loạt các dự án điện gió, điện khí, điện mặt trời vẫn đang… khởi động tại khắp các tỉnh ĐBSCL.

nang luong sach tai dbscl chat vat phat trien

Nhà máy điện gió Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ

Điện gió trăm ngàn cái khó

Dự án điện gió Bạc Liêu chính thức phát điện được 10 năm sau, nhà máy đã đạt đến 1 tỉ KWh hòa vào lưới điện quốc gia.

Trong quy hoạch phát triển điện gió, giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030 đã được phê duyệt thì tổng công suất tiềm năng của tỉnh Bạc Liêu là gần 3.000MW. Cà Mau phát triển năng lượng gió lên 3.600MW, điện mặt trời nối lưới điện quốc gia khoảng 1.500MW, điện sinh khối như điện gỗ, điện đốt rác khoảng hơn 60MW.

Tại Sóc Trăng, sẽ có 3 vùng phát triển điện gió giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 bao gồm: Vùng 1 được phân bổ tại khu vực bãi bồi ven biển thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề và huyện Cù Lao Dung có diện tích 21.900ha, công suất dự kiến 860MW. Vùng 2 phân bổ ở khu vực đất liền ven biển thị xã Vĩnh Châu và huyện Trần Đề có diện tích 7.500ha, công suất dự kiến 295MW. Vùng 3 phân bổ tại khu vực đất liền thị xã Vĩnh Châu có diện tích 7.940ha, công suất dự kiến 315MW.

Riêng giai đoạn đến năm 2020, công suất lắp đặt tích lũy đạt khoảng 200MW với sản lượng điện gió tương ứng là 470 triệu KWh.

Tại Trà Vinh, quy hoạch 6 dự án nhà máy điện gió tại 6 bãi bồi ven biển thuộc huyện Duyên Hải và thị xã Duyên Hải. Trong đó, có 3 nhà máy tại xã Trường Long Hòa, hai nhà máy tại xã Hiệp Thạnh và một nhà máy tại xã Đông Hải. Đến năm 2020, tổng công suất lắp đặt tích lũy đạt khoảng 270MW, sản lượng điện gió tương ứng 634 triệu kWh.

Theo Bộ Công Thương, khu vực Tây Nam Bộ, các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau đề xuất tới 94 dự án, tổng công suất 25.541MW đưa vào quy hoạch phát triển điện gió.

Điện gió ĐBSCL khác với các nơi khác là hầu hết thi công tại bờ biển, thậm chí ngoài khơi. Chính điều này khiến giá thi công đội lên rất lớn. Giải pháp thi công khó khăn khiến giá đầu tư cao.

Điện khí, điện mặt trời cũng xuất hiện

Đầu năm 2020, Bạc Liêu đón nhận nguồn đầu tư nước ngoài vào loại lớn nhất ĐBSCL khi chấp thuận đầu tư cho dự án điện khí hóa lỏng LNG. Dự án có tổng nguồn vốn lên đến 4 tỉ USD. Dự án nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu công suất 3.200MW cho Công ty TNHH Delta Offshore Energy Pte.Ltd (DOE Singapore).

Đây là dự án tích hợp tổng thể gồm nhà máy điện có tổng công suất thiết kế 3.200MW trên diện tích đất 40ha tại xã Vĩnh Hậu A (huyện Hòa Bình, Bạc Liêu); trạm tiếp nhận và lưu trữ nhiên liệu có diện tích nổi khoảng 100ha mặt biển (lưu trữ từ 150.000 đến 174.000m3 khí tự nhiên hóa lỏng); trạm tái hóa khí và 35km đường ống dẫn khí áp suất cao.

Với dự án này cùng với hàng loạt dự án điện gió, điện năng lượng mặt trời, ông Dương Thành Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu - nhận định: “Khi dự án đồng loạt đi vào hoạt động, Bạc Liêu sẽ tự cân đối ngân sách và trở thành tỉnh công nghiệp trong khu vực ĐBSCL. Từng bước vươn lên tỉnh khá trong khu vực ĐBSCL”.

Phát triển điện gió, điện khí tại Bạc Liêu hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Ngọc Đông cho biết: “Giá nhà nước mua điện hiện nay vẫn chưa hấp dẫn nhà đầu tư. Bởi dòng đời của dự án dài, giá mua điện chưa hấp dẫn phần nào ảnh hưởng đến các nhà đầu tư có quyết định xuống tiền hay không”.

Mặt khác, chuyện truyền tải điện để hòa vào lưới điện quốc gia cũng khiến cho lãnh đạo tỉnh và nhà đầu tư khá đau đầu. Bởi hiện nay, việc hạ thế, truyền tải điện thuộc ngành Điện.

Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu nhìn nhận: “Chúng tôi thấy được khó khăn này, nên kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ xem xét để các nhà đầu tư tự đầu tư đường truyền tải điện từ dự án đến lưới điện; điều này sẽ giúp cho nhà đầu tư chủ động khi sản xuất điện và tiết kiệm cho ngân sách nhà nước”. Nhật Hồ

nang luong sach tai dbscl chat vat phat trien Đường dây 500kV: "Tư nhân làm 8 tháng, EVN mất 4 năm"

Trao đổi bên lề Diễn đàn Cấp cao về Năng lượng Việt Nam 2020, sáng 22.7, lãnh đạo Trung Nam Group cho biết, hiện doanh ...

nang luong sach tai dbscl chat vat phat trien Điện gió - chìa khoá giải bài toán năng lượng Việt?

Dự án nhiệt điện than thì bị các địa phương phản đối, phương án sử dụng thuỷ điện và điện nguyên tử không khả thi. ...

/ laodong.vn