Mỹ giấu nguyên nhân ngừng sản xuất V-22 Osprey

Theo Jane's, nhà sản xuất Bell Helicopters và Boeing Helicopters vừa gây bất ngờ khi công bố kế hoạch ngừng sản xuất máy bay V-22 Osprey.

Thông tin này được chính Giám đốc bán hàng của Boeing Rick Lemaster cho biết, dây chuyền sản xuất V-22 Osprey có thể sẽ phải đóng cửa nên những khách hàng có nhu cầu sở hữu máy bay này cần sớm chốt hợp đồng.

Hiện nay nhà sản xuất đang tiếp xúc với hàng chục đối tác quan tâm tới V-22 Osprey. Dù không tiết lộ danh tính cụ thể các khách hàng mà Bell-Boeing đang đàm phán, nhưng ông Lemaster nói rằng Israel thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến sản phẩm trên.

my giau nguyen nhan ngung san xuat v 22 osprey
Máy bay V-22 Osprey thuộc trang bị của Nhật Bản.

Tính đến thời điểm hiện tại, Bell-Boeing đã và đang sản xuất gần 500 chiếc V-22 Osprey các biến thể khác nhau. Phần lớn trong số chúng được bán cho quân đội Mỹ. Khách hàng nước ngoài duy nhất của V-22 Osprey là Nhật Bản với 17 chiếc.

Đây chính là lý do ông Lemaster cho rằng, Triển lãm Paris Air Show 2019 đang diễn ra sẽ là cơ hội cho Bell-Boeing mở rộng thị trường cho V-22 Osprey, cũng như giúp các khách hàng quan tâm đến dòng máy bay này có thể tìm hiểu thêm và tiến tới ký kết hợp đồng trước khi dây chuyền sản xuất chính thức ngừng hoạt động.

Mặc dù vậy, vị giám đốc này không hề tiết lộ nguyên nhân phải đóng cửa dây chuyền sản xuất V-22 Osprey. Nhưng theo thông tin được trang Lenta tiết lộ, quyết định này nằm ở chính bản thân dòng máy bay V-22.

Theo số liệu thống kê được tờ báo Nga thực hiện cho thấy, chỉ tính riêng trong quá trình thử nghiệm giai đoạn 1991 - 2000, V-22 Osprey chịu nhiều tai nạn khác nhau, làm 30 người thiệt mạng.

Một vấn đề nữa của V-22 Osprey là hệ thống dẫn chất lỏng bằng titan có thể cọ sát vào các dây khác, gây cháy nổ. Đây chính là nguyên nhân của vụ tai nạn năm 2000 khiến 5 lính thủy đánh bộ thiệt mạng. Và lỗi này cũng là nguyên nhân khiến chiếc V-22 rơi ngoài khơi Okinawa hôm 13/12/2016.

Sự thiếu an toàn của V-22 Osprey đã được chính phi công Israel từng trải nghiệm trên máy bay này phàn nàn. Tạp chí IAF Magazine (chuyên san của Không quân Israel) dẫn lời hai phi công đã từng sang Mỹ đào tạo lái máy bay V-22 là Đại tá Nimrod và Avi đăng tải, V-22 có một số nhược điểm rất bất tiện đối với phi công.

Theo lời Đại tá Avi, người từng là phi công trực thăng vận tải hạng nặng CH-53D Sea Stallion, việc chuyển chế độ bay đột ngột từ cánh bằng sang trực thăng của V-22 ở tốc độ cao gây ra sự nhiễu loạn rất khó điều khiển.

"Phi công sử dụng cần điều khiển chuyển trạng thái cánh, nhưng điểm khó chịu là cần điều khiển này cũng dùng để điều khiển lực nâng và hướng của máy bay. Điều bất tiện này làm phi công mất cảm giác điều khiển", ông Avi nói.

Đại tá Avi cũng nhận định, phi công trực thăng khi điều khiển V-22 ở chế độ cánh cố định sẽ rất dễ rơi vào tình trạng thất tốc, mất lực nâng. "Phi công V-22 cần phải nỗ lực để đảm bảo lực nâng", vị này nhấn mạnh.

Hai phi công Israel trên được đào tạo lái máy bay V-22 kéo dài 2 tuần ở căn cứ của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ tại bang Florida với nhiệm vụ chính là đánh giá khả năng hoạt động và tương thích của V-22 nếu được không quân Israel chọn mua.

Tuy nhiên, sau khi 2 viên phi công này hoàn thành khóa đào tạo tại Mỹ, Israel đã bất ngờ quyết định hủy hợp đồng mua 6 máy bay V-22 Osprey, quyết định này sau đó được Tel Aviv giải thích do khó khăn về tài chính.

Chỉ với những thông tin này có thể thấy, nhà sản xuất Mỹ sẽ rất khó để tìm kiếm thêm được khách hàng trước khi dây chuyền sản xuất V-22 Osprey chính thức bị ngừng hoạt động.

Tuấn Hưng

my giau nguyen nhan ngung san xuat v 22 osprey Chấp Mỹ chơi xấu, Nga vẫn kiếm 6 tỷ dollars máy bay

 Theo Tập đoàn Rosoboronexport, xuất khẩu máy bay quân sự mang đến Nga doanh thu vững chắc, trong năm 2018 đạt doanh thu 6 tỷ ...

my giau nguyen nhan ngung san xuat v 22 osprey Máy bay không người lái Mỹ bị Iran bắn hạ đắt hơn cả F-35

RQ-4 Global Hawk vừa bị Iran bắn hạ là một trong những máy bay không người lái đắt nhất thế giới với đơn giá tới ...

/ http://baodatviet.vn