Mỹ dùng giấy phá hủy 2.000 tên lửa Nga

Quân đội Liên Xô cho rằng Mỹ sử dụng một hiệp ước giấy để tiêu diệt gần 2.000 tên lửa của Liên Xô vốn không thể trong chiến tranh.

Cú lừa thế kỷ?

Cả Mỹ và Nga đã tuyên bố ngừng thực thi các nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Lý do chủ yếu là hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm hiệp ước hạn chế vũ khí quan trọng này, không chỉ dưới thời Tổng thống Donald Trump mà những nghi ngờ đã tồn tại hàng thập kỷ.

INF là hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân đầu tiên trong lịch sử được hai siêu cường Mỹ và Liên Xô ký kết vào năm 1987, có tên gọi đầy đủ là “Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn giữa Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết”.

Hiệp ước này yêu cầu rõ hai bên ký kết trong thời gian 3 năm sau khi hiệp ước có hiệu lực, phá hủy tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất có tầm bắn từ 500 – 5.500 km cũng như các thiết bị phóng và thiết bị hỗ trợ liên quan.

my dung giay pha huy 2000 ten lua nga

Lãnh đạo Liên Xô M. Gorbachev (trái) và Tổng thống Mỹ R. Reagan ký INF tại Washington năm 1987

INF phân loại và định nghĩa chi tiết tất cả các tên lửa cần phá hủy, chủ yếu phân thành 2 loại là tầm ngắn và tầm trung dựa trên tầm bắn của tên lửa. Trong đó, định nghĩa tên lửa tầm ngắn là tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500 km hoặc lớn hơn, nhưng không được vượt quá 1.000 km. Tên lửa tầm trung bao gồm tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn trên 1.000 km nhưng không được vượt quá 5.500 km.

Hiệp ước này được cho là “văn bản kiểm soát vũ khí thành công nhất của thời kỳ Chiến tranh Lạnh” và hiệp ước là nền tảng cho hòa bình thế giới.

Theo yêu cầu của INF, từ năm 1988-1991 Mỹ và Liên Xô đã phá hủy tổng cộng 2.695 tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Cụ thể: Mỹ phá hủy 859 tên lửa, chiếm 32% tổng số tên lửa phá hủy. Trong đó có 689 tên lửa tầm trung, lần lượt là tên lửa đạn đạo tầm trung Persing II và tên lửa hành trình Tomahawk đối đất BGM-109G; 170 tên lửa đạn đạo tầm ngắn Persing 1A.

Liên Xô phá hủy 1.836 tên lửa, chiếm 68% tổng số tên lửa phá hủy. Trong đó có 910 tên lửa tầm trung, lần lượt là tên lửa đạn đạo tầm trung SS-4, SS-5 và SS-20 và tên lửa hành trình liên lục địa SSC-X-4; 926 tên lửa đạn đạo tầm ngắn SS-12 và SS-23.

Để đảm bảo thực thi hiệp ước này, hiệp ước quy định hai bên có quyền điều tra đối với căn cứ tên lửa và cơ sở hỗ trợ của đối phương trong vòng 13 năm, mỗi năm có thể tổ chức 10 - 20 đợt điều tra.

my dung giay pha huy 2000 ten lua nga

Mỹ phá hủy tên lửa Pershing II theo INF

Trên thực tế, Mỹ và Nga (Liên Xô) đã tồn tại bất đồng khi ký kết INF. Ban đầu Liên Xô không chỉ phá hủy số lượng lớn tên lửa, hơn nữa chủng loại cũng nhiều, nhượng bộ đưa ra sau cùng cũng nhiều. Vì vậy, quân đội Liên Xô cho rằng Mỹ sử dụng một hiệp ước giấy để tiêu diệt gần 2.000 tên lửa của Liên Xô mà việc sử dụng chiến tranh không thể phá hủy được. Không những bị thiệt hại lớn mà hiệp ước còn hạn chế quá nhiều đối với Liên Xô.

Trong khi đó quân đội Mỹ lại cho rằng, công nghệ vũ khí mà Mỹ phá hủy tiên tiến hơn nhiều so với Liên Xô.

Mặc dù số lượng tên lửa hạt nhân phá hủy lần này có hạn, chỉ chiếm 3% - 4% kho vũ khí hạt nhân lúc đó của Mỹ và Liên Xô, nhưng INF vẫn là một hiệp ước thực hiện tương đối tốt của hai bên. Xét từ góc độ hiệu quả thực tế, INF vẫn phát huy vai trò tích cực đối với việc thúc đẩy kiểm soát vũ khí trên thế giới.

Cú lừa lần thứ hai

Tuy nhiên, kể từ khi có hiệu lực vào năm 1988, hai bên ký kết INF không ngừng chỉ trích nhau vi phạm. Trên thực tế khi ký kết INF, Mỹ và Liên Xô đã tồn tại rất nhiều bất đồng. Cùng với thời gian, bất đồng về việc thực hiện thỏa thuận giữa Mỹ và Nga ngày càng lớn, hai bên không ngừng chỉ trích lẫn nhau về việc vi phạm hiệp ước và đều từng lấy lý do rút lui để thúc đẩy việc thực hiện thỏa thuận.

Những mâu thuẫn chính tập trung ở một số điểm chủ yếu sau. Đầu tiên, hai bên chỉ trích nhau phát triển vũ khí vi phạm quy định. Mỹ chỉ trích Nga ít nhất có 3 - 4 loại vũ khí mới nghi ngờ vi phạm hiệp ước như tên lửa đạn đạo Iskander-M, tên lửa hành trình Kalibr, tên lửa đạn đạo RS-26.

Trong khi đó Nga lại nghi ngờ các cơ sở và trang thiết bị Mỹ bố trí ở Đông Âu như hệ thống bệ phóng tên lửa thẳng đứng MK-41, máy bay không người lái “thần chết” và hệ thống tên lửa đánh chặn tên lửa LV… vi phạm hiệp ước.

Thứ hai, hai nước chỉ trích nhau bố trí thiết bị phóng công dụng kép vi phạm quy định. Mỹ chỉ trích tầm bắn thực tế của tên lửa đạn đạo Iskander-M vượt hơn 500 km, vi phạm quy định.

Ngược lại, Nga chỉ trích bệ phóng tên lửa thẳng đứng đa dụng MK-41 trong hệ thống “Aegis” trên đất liền bố trí ở châu Âu không những có thể phóng tên lửa đánh chặn SM-3, mà còn có khả năng phóng tên lửa hành trình Tomahawk, vi phạm hạn chế phóng tên lửa hành trình trên đất liền của hiệp ước.

Đối với vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov nhấn mạnh với báo giới Mỹ và các nước đồng minh ở châu Âu cố ý vi phạm INF, bao gồm cả việc bố trí hệ thống bệ phóng tên lửa thẳng đứng MK-41.

Thứ ba là cáo buộc nhau phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung tiềm năng và các loại vũ khí tương tự. Mỹ khẳng định tầm bắn của tên lửa 9M729 của Nga đã vượt qua hạn chế 500 km theo quy định của INF, yêu cầu phá hủy những tên lửa này và đe dọa rút khỏi hiệp ước.

Nga lại chỉ trích hệ thống đánh chặn tên lửa LV mà Mỹ đang trong quá trình thử nghiệm có nguồn gốc từ tên lửa đạn đạo Militia-2, có tiềm năng cải tạo thành tên lửa đạn đạo tầm trung một cách đơn giản, vi phạm quy định của hiệp ước không được phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung dưới mọi hình thức.

Bên cạnh đó, Nga còn chỉ trích các thiết bị không người lái vũ trang như máy bay “thần chết” do Mỹ phát triển về bản chất là tương đồng với tên lửa hành trình phóng từ mặt đất, là sản phẩm phái sinh của công nghệ tên lửa hành trình, do đó phải chịu sự hạn chế của hiệp ước.

Về mặt chính thức, Mỹ từ lâu đã công khai ý đồ rút khỏi INF. Năm 2001, Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Bush đơn phương tuyên bố rút khỏi INF. Đặc biệt là Mỹ bắt đầu bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều bước ở châu Âu dẫn đến sự phản ứng mạnh của Nga.

Đến năm 2005, Chính quyền của Tổng thống Putin chính thức đưa ra kiến nghị với Chính phủ Mỹ, nhưng bị Chính quyền Bush (con) từ chối. Đối với việc Mỹ tiếp tục đe dọa rút khỏi INF, khi tham dự “Câu lạc bộ tranh luận quốc tế Valdai” vào năm 2017, Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh nếu Mỹ rút khỏi INF thì Nga cũng sẽ có hành động tương ứng.

Tháng 2/2018, trong “báo cáo đánh giá tình hình hạt nhân” mới của Mỹ một lần nữa nêu lên việc Nga phát triển vũ khí mới vi phạm INF. Tháng 6/2018, nhiều nghị sỹ của Quốc hội Mỹ đã đệ trình một bản dự thảo nghị quyết, kiến nghị Mỹ rút khỏi INF.

Tháng 10/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhấn mạnh với phóng viên báo chí sau một đợt vận động tranh cử ở bang Nevada, chính phủ Mỹ sẽ chấm dứt và rút khỏi INF đã ký kết với Liên Xô, kéo dài 31 năm.

Theo giới phân tích quốc tế, Mỹ kiên quyết rút khỏi INF với ý định đạt được nhiều mục đích quan trọng: một là đổ bỏ trách nhiệm vi phạm hiệp ước lên đầu Nga; hai là nới lỏng ràng buộc cho sự phát triển và bố trí tên lửa tầm trung của mình; ba là dọn sạch trở ngại cho việc chạy đua vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Nga; bốn là gia tăng sức ép buộc châu Âu gánh vác chi phí quốc phòng nhiều hơn để củng cố đồng minh chống lại Nga.

Dù được đánh giá yếu thế hơn Mỹ, song Nga không thể tự trói buộc bản thân, đứng nhìn đối phương tự do phát triển các loại vũ khí. Điều này báo hiệu một cuộc đua vũ trang khó tránh khỏi và lần này Nga lại tiếp tục là bên bị đánh giá thấp hơn do đang gặp vô vàn khó khăn về kinh tế.

my dung giay pha huy 2000 ten lua nga

Thực hư tin Mỹ vẫn giữ cả nghìn lính ở lại Syria

Tướng Joseph Dunford – Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ - bác bỏ tin trên Tạp chí Phố Wall rằng quân ...

my dung giay pha huy 2000 ten lua nga

Nga sắp có siêu tàu khu trục mang 48 tên lửa Kalibr

Các tàu khu trục phiên bản cải tiến 22350M có khả năng mang tới 48 tên lửa hành trình Kalibr.

/ http://baodatviet.vn