Một số quốc gia sẽ tiêm liều vaccine Covid-19 thứ tư

Trước tình hình lây nhiễm của biến thể Omicron, nhiều nước xem xét tiêm liều vaccine Covid-19 thứ tư cho người cao tuổi và người dễ nhiễm nCoV.

Tại Anh, các chuyên gia của Ủy ban Hỗn hợp Tiêm chủng và Vaccine (JCVI) sẽ xem xét mức độ miễn dịch sau ba mũi tiêm dựa trên số ca nhập viện vì biến chủng Omicron trước khi đưa ra quyết định chính thức. Trước đó, Anh đã tiêm liều 4 bổ sung cho người bị suy yếu miễn dịch. Chương trình có thể mở rộng cho người cao tuổi và các nhóm dễ nhiễm nCoV khác.

Các liều tăng cường được tiêm sau liều đầu tiên ít nhất 4 tháng. Nếu có sự đồng ý của JCVI, người dân Anh sẽ được tiêm liều thứ tư sớm nhất vào dịp năm mới.

Trong bối cảnh biến chủng Omicron lây lan mạnh, JCVI khuyến nghị tiêm liều tăng cường cho người từ 16 đến 17 tuổi, trẻ em từ 12 đến 15 tuổi có bệnh lý nền, bị suy giảm miễn dịch. Cơ quan Quản lý Thuốc và Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe (MHRA) ngày 22/12 cũng phê duyệt vaccine Covid-19 cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên.

Tại Brazil, giới chức cho rằng, mũi vaccine thứ tư đặc biệt quan trọng đối với những người suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, chẳng hạn như người nhiễm HIV hoặc bệnh nhân ung thư đang được điều trị tích cực bằng xạ trị hay hóa trị. Bên cạnh đó, Bộ Y tế Brazil cũng có kế hoạch rút ngắn khoảng cách tiêm giữa mũi thứ hai và thứ ba từ 5 tháng xuống 4 tháng.

Trong khi đó, Chính phủ Brazil thông báo tài trợ 10 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho các quốc gia dễ bị tổn thương thông qua cơ chế COVAX do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) điều phối. Bộ Y tế của quốc gia Nam Mỹ này khẳng định, khoản quyên góp này "sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19" của người dân Brazil.

Kể từ khi Brazil phát động chiến dịch tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 từ tháng 1/2021 đến nay, khoảng 70% dân số nước này đã được tiêm ít nhất hai mũi vaccine.

Brazil là quốc gia có số người tử vong vì COVID-19 cao thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Tuy nhiên, khi tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 tăng, thêm nhiều lô vaccine được nhập khẩu và việc sản xuất vaccine trong nước đã khởi động, tỷ lệ tử vong vì COVID-19 tại Brazil đã giảm. Brazil hiện tự sản xuất vaccine AstraZeneca và Sinovac dựa trên việc được cấp phép.

Cả Israel và Đức ngày 22/12 đều quyết định tiêm vaccine liều 4 nhằm chống biến chủng Omicron. Israel chia sẻ dữ liệu với Anh sau khi đề xuất tiêm liều vaccine Pfizer thứ tư cho người trên 60 tuổi, nhân viên y tế và người bị suy giảm miễn dịch. Với Thủ tướng Naftali Bennett, đây được coi là "tin tuyệt vời", có thể giúp Israel vượt qua làn sóng Omicron.

Một chuyên gia cấp cao của Israel chỉ ra rằng các nước sớm muộn sẽ phải tiêm liều vaccine thứ tư để bảo vệ những người dễ tổn thương nhất. Song nhiều nhà khoa học chỉ ra Anh vẫn đang triển khai tiêm liều thứ ba để đối phó với sóng Omicron. Họ tin rằng quyết định tăng khoảng cách giữa hai liều đầu tiên lên 12 tuần giúp nước này có khả năng miễn dịch lâu dài hơn so với các quốc gia khác.

PV (th)

Quân đội Mỹ phát triển vaccine chống lại mọi biến chủng COVID Quân đội Mỹ phát triển vaccine chống lại mọi biến chủng COVID
Tiêm mũi tăng cường, Donald Trump bị chỉ trích Tiêm mũi tăng cường, Donald Trump bị chỉ trích
Hãng dược Nhật cho ra mắt thuốc điều trị COVID-19 có thể chống biến thể Omicron Hãng dược Nhật cho ra mắt thuốc điều trị COVID-19 có thể chống biến thể Omicron
/ Nghề nghiệp và cuộc sống