Mở lại đường bay quốc tế, kiểm soát dịch bệnh ra sao?

Đại diện Bộ Y tế, Giao thông vận tải đã thông tin về kế hoạch mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế với các nước và vùng lãnh thổ đảm bảo kiểm soát dịch COVID-19.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, các phương án đã được bàn bạc kỹ lưỡng nhằm bảo đảm an toàn cho người dân trong nước. Trong đó, lực lượng quân đội có vai trò quan trọng trong việc cách ly. Bộ Y tế đã ban hành một loạt quy trình hướng dẫn cách ly tại gia đình, tại các nhà máy, trường học và địa điểm công cộng…

“Chúng tôi tin tưởng việc mở lại đường bay quốc tế vẫn sẽ vừa bảo đảm an toàn cho người dân vừa bảo đảm phát triển kinh tế”, ông Cường nhấn mạnh.

1939 0 1599116470 750x0

Đến nay, Việt Nam đã kiểm soát cơ bản dịch COVID-19. Những Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 nhận định, tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới và dịch sẽ chỉ được đẩy lùi thực sự khi có vaccine. Do đó, kịch bản chung sống an toàn với dịch đã đặt ra Việt Nam vào tình hình mới với mục tiêu “vừa chống dịch và phát triển kinh tế”.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, phương án mở lại đường bay được thống nhất theo 2 mốc thời gian. Từ 15/9 sẽ khai thác đường bay giữa Việt Nam - Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và từ 22/9 khai thác tuyến Việt Nam - Đài Loan (Trung Quốc), Lào, Campuchia.

Bộ Giao thông Vận tải đã họp, lấy ý kiến các bộ Y tế, Công an, Ngoại giao, Lao động, Thương binh và Xã hội… Sau khi các bộ, ngành thống nhất về kế hoạch khai thác bay thương mại quốc tế, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản báo cáo Thủ tướng về việc mở đường bay tới các quốc gia có chỉ số an toàn cao về dịch COVID-19.

Trước đó, tháng 8/2020, Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam tuần trước kiến nghị Chính phủ mở đường bay quốc tế thường lệ đến một số nước đã kiểm soát được dịch Covid-19. Đồng thời, Hội đề nghị nghiên cứu quy trình phòng ngừa dịch bệnh trong vận tải hàng không, để cho phép khách du lịch nhập cảnh Việt Nam nếu đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch.

Giải thích đề xuất này, TS Bùi Doãn Nề, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp Hàng không cho biết, ngành này là chất xúc tác cho sự phát triển kinh tế, tiến bộ và hội nhập quốc tế. Một số nơi có nhu cầu đi lại lớn với Việt Nam đã kiểm soát dịch khá tốt như Quảng Châu, Tokyo, Seoul.

Ông cho rằng, từng bước mở cửa hàng không sẽ giúp các hãng duy trì hoạt động, giảm bớt căng thẳng về dòng tiền đang khan hiếm, bảo đảm thu nhập, việc làm cho người lao động, từ đó có cơ hội hồi phục, đóng góp vào ngân sách và nền kinh tế nhiều hơn.

Với góc nhìn chuyên gia, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng cho rằng, mở lại đường bay quốc tế không những trợ giúp cho ngành hàng không mà còn giúp cho ngành du lịch, nhà hàng vốn đã khó khăn vì Covid -19. Đồng thời, nó cũng đáp ứng nhu cầu của các chuyên gia, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, khách du lịch đến Việt Nam. Việc kiểm soát dịch bệnh cần phải đi kèm với từng bước khôi phục hoạt động kinh tế. Do đó, cần căn cứ vào tình hình thực tế tại các nước để từng bước mở các đường bay quốc tế, chứ không nên đóng kín sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế.

PV (th)

Việt Nam sẽ mở lại đường bay quốc tế tới những quốc gia nào từ 15-9? Việt Nam sẽ mở lại đường bay quốc tế tới những quốc gia nào từ 15-9?
Bao giờ Việt Nam mở lại đường bay quốc tế? Bao giờ Việt Nam mở lại đường bay quốc tế?
Mở lại đường bay quốc tế, đã đến lúc hay chưa? Mở lại đường bay quốc tế, đã đến lúc hay chưa?

/ Nghề nghiệp và cuộc sống