Mảnh tên lửa có thể khiến Pakistan bị Mỹ trừng phạt

Nếu bị chứng minh dùng tiêm kích F-16 không chiến với Ấn Độ, Pakistan sẽ vi phạm điều khoản mua bán và phải chịu biện pháp trừng phạt của Mỹ.

manh ten lua co the khien pakistan bi my trung phat

Mảnh vỡ tên lửa AIM-120C-5 được Ấn Độ tìm thấy hôm 27/2. Ảnh: IAF.

"Chúng tôi đã nắm được thông tin cho rằng Pakistan dùng tiêm kích F-16 để bắn hạ chiến đấu cơ Ấn Độ. Chúng tôi sẽ xem xét nghiêm túc mọi cáo buộc sử dụng vũ khí quốc phòng sai mục đích", phát ngôn viên đại sứ quán Mỹ tại Pakistan hôm qua phát biểu trong một cuộc họp báo.

Quan chức quốc phòng Ấn Độ tuần trước công bố mảnh vỡ tên lửa có dòng chữ "AIM-120C-5", một phiên bản hiện đại của tên lửa đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM do Mỹ chế tạo và bán cho Pakistan, khẳng định đây là bằng chứng cho thấy Islamabad đã triển khai tiêm kích F-16 trong trận không chiến hôm 27/2.

Trong trận chiến này, chiến đấu cơ Pakistan đã bắn rơi một tiêm kích Ấn Độ, khiến phi công phải nhảy dù và bị bắt làm tù binh. Điều này có thể hữu ích cho Pakistan trong chiến dịch tuyên truyền với Ấn Độ, nhưng nó nhiều khả năng sẽ gây ra các hệ quả bất lợi cho nước này trong tương lai, theo Drive.

Islamabad từ chối tiết lộ những chiến đấu cơ đã tham gia trận đánh và phủ nhận thông tin rằng tiêm kích F-16 của họ đã bắn rơi máy bay Ấn Độ, nhưng New Delhi cho rằng có nhiều bằng chứng cho thấy điều ngược lại.

"Có nhiều tín hiệu điện tử chứng tỏ F-16 đã tham chiến. Nhiều mảnh tên lửa AMRAAM chỉ có trong biên chế không quân Pakistan cũng được tìm thấy ở khu vực Jammu và Kashmir do Ấn Độ kiểm soát", trung tướng không quân Ấn Độ R.G.K. Kapoor phát biểu trong buổi công bố mảnh tên lửa AMRAAM.

Pakistan đang vận hành phi đội 76 tiêm kích hạng nhẹ F-16, gồm phiên bản A/B nguyên gốc, AM/BM nâng cấp giữa vòng đời và một số chiếc F-16C/D Block 52 hiện đại. Vũ khí chính của chúng là tên lửa AIM-120C-5 do Mỹ sản xuất, trong khi các máy bay Ấn Độ không được trang bị vũ khí này.

manh ten lua co the khien pakistan bi my trung phat

Kỹ thuật viên Mỹ lắp tên lửa AIM-120C cho tiêm kích F/A-18E. Ảnh: US Navy.

"Một số người nói dòng ký hiệu trên mảnh tên lửa trùng khớp với lô AIM-120C-5 Mỹ chuyển cho Đài Loan, cho rằng bằng chứng Ấn Độ trưng ra là giả mạo. Tuy nhiên, Mỹ thực hiện chương trình Bán vũ khí cho quân đội nước ngoài (FMS) và chuyển giao tên lửa AIM-120C-5 cho nhiều lực lượng, bao gồm hợp đồng với cả Pakistan", chuyên gia quân sự Joseph Trevicthick nhận xét.

Tướng Kapoor cho biết radar cảnh giới của Ấn Độ đã phát hiện phi đội F-16 và JF-17 Pakistan hướng tới Đường Kiểm soát, biên giới thực tế giữa Ấn Độ và Pakistan tại khu vực tranh chấp Kashmir, vào hôm 27/2. Lực lượng này cũng có thể kèm theo một số chiến đấu cơ Mirage III và Mirage 5 đời cũ hơn. Tuy nhiên, quan chức Ấn Độ không cho biết phương thức nhận dạng những chiếc F-16 trong đội hình máy bay Pakistan.

"Ngay cả khi F-16 Pakistan không bắn hạ tiêm kích MiG-21 Ấn Độ, một trận không chiến giữa hai loại chiến đấu cơ này cũng mang rất nhiều ý nghĩa", Trevithick đánh giá. Ngoài việc những chiếc MiG-21bis Ấn Độ có thể tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng với F-16 Pakistan trong một trận đánh thực tế, việc loại máy bay này tham chiến cũng khiến Islamabad hứng chịu hàng loạt hậu quả nghiêm trọng.

"Máy bay Pakistan do Mỹ chế tạo phóng một quả tên lửa do Mỹ sản xuất nhằm vào phi cơ Ấn Độ đủ sức gây ra cơn bão chính trị, trong bối cảnh Washington đang xa rời quan hệ truyền thống với Islamabad và tìm cách tăng cường đáng kể hợp tác với New Delhi, nhất là trong lĩnh vực quốc phòng", chuyên gia Trevithick nói thêm.

Hợp đồng bán tiêm kích F-16 của Mỹ cho Pakistan từng gây nhiều tranh cãi từ khi những chiếc đầu tiên được bàn giao trong thập niên 1980. Quốc hội Mỹ năm 1990 ra lệnh chấm dứt hợp tác kinh tế và quân sự với Islamabad do chương trình vũ khí hạt nhân của nước này, khiến Pakistan không thể nhận thêm phi cơ F-16 và gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động của chúng.

Quan hệ song phương chỉ được cải thiện trong thập niên 2000, trong đó Mỹ tiếp tục bán thêm F-16 và nâng cấp những máy bay cũ trong biên chế Pakistan. Tuy nhiên, các hợp đồng đều kèm theo hàng loạt điều khoản giới hạn, nổi bật là việc phi đội F-16 chỉ được sử dụng cho mục đích "tăng cường khả năng thực hiện các chiến dịch chống khủng bố của Pakistan". Islamabad cũng không được tiếp cận và tự bảo dưỡng nhiều hệ thống chủ chốt của máy bay.

"Các nghị sĩ quốc hội Mỹ có thể coi trận không chiến tại Kashmir là lý do để cắt viện trợ quân sự cho Pakistan trong tương lai", chuyên gia Tyler Rogoway cho biết.

Nếu Washington chấm dứt hỗ trợ kỹ thuật và cấm nước thứ ba bán linh kiện cho Islamabad, không quân Pakistan có thể mất đi loại tiêm kích mạnh nhất trong thời gian rất ngắn. Điều này có thể giải thích cho việc Pakistan liên tục phủ nhận việc sử dụng phi đội F-16 trong trận đánh ngày 27/2, dù nhiệm vụ đối đầu với không quân Ấn Độ đòi hỏi sự xuất hiện của mẫu chiến đấu cơ này.

Trong khi Pakistan đang vật lộn để mua thêm F-16 và duy trì hoạt động của phi đội có sẵn, tập đoàn Lockheed Martin lại đang chào bán phiên bản F-16 nâng cấp sâu mang định danh F-21 cho Ấn Độ và đề xuất mở dây chuyền sản xuất trên lãnh thổ nước này. "Điều này sẽ càng gây khó khăn cho Islamabad trong tương lai", Rogoway nhận định.

manh ten lua co the khien pakistan bi my trung phat

Tiêm kích F-16 Pakistan trong một đợt huấn luyện. Ảnh: PAF.

manh ten lua co the khien pakistan bi my trung phat Mỹ trừng phạt các sĩ quan Venezuela tham gia ngăn hàng viện trợ

Chỉ năm ngày sau khi trừng phạt những người ủng hộ Tổng thống Maduro, Mỹ ban hành lệnh trừng phạt khác nhằm vào các sĩ ...

manh ten lua co the khien pakistan bi my trung phat Trung Quốc đề nghị Liên Hợp Quốc nới lỏng lệnh cấm vận Triều Tiên

Bắc Kinh cho rằng Bình Nhưỡng xứng đáng được giảm bớt lệnh trừng phạt vì các bước đi trong vấn đề phi hạt nhân hóa.

/ https://vnexpress.net