Luật sư lý giải việc cựu lãnh đạo giáo dục nhận hối lộ đối diện án tử hình

Lò Văn Huynh (cựu Phó trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La) và Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng) bị cáo buộc nhận hơn 1 tỉ đồng để sửa điểm thi .

Vì sao bị truy tố tới mức phạt tử hình

Với hành vi trên, theo ông Nguyễn Minh Long (Đoàn Luật sư Hà Nội, Giám đốc Công ty Luật Dragon), hai bị can Huynh và Nga đủ dấu hiệu cấu thành tội Nhận hối lộ.

Theo luật sư Long, Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, quy định cụ thể như sau:

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 2 - 7 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 - 15 năm: a) Có tổ chức; b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn; c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1 tỉ đồng đến dưới 3 tỉ đồng đồng; đ) Phạm tội 2 lần trở lên; e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước; g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 - 20 năm: a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng; b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3 tỉ đồng đến dưới 5 tỉ đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1 tỉ đồng đồng trở lên; b) Gây thiệt hại về tài sản 5 tỉ đồng đồng trở lên.

Theo ông Long, đối với các trường hợp mà giá trị tài sản hoặc vật chất khác có trị giá từ 1 tỉ trở lên; gây thiệt hại từ 5 tỉ đồng trở lên thì phải chịu tù 20 năm tù, chung thân, tử hình.

Trong vụ án, bị can Huynh là Phó ban Chấm thi nhưng khi làm nhiệm vụ đã thoả thuận, nhận 1,3 tỉ đồng từ hai bị can khác để nâng điểm cho ba thí sinh. Bị can Nga giữ vai trò đồng phạm.

Điều kiện thoát án tử hình

Luật sư Long cho rằng, khắc phục hậu quả được xác định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, quy định tại điểm b khoản 1 điều 51 BLHS 2015.

Theo luật sư, bị can, bị cáo có thể nộp tiền khắc phục hậu quả hay tiền do phạm tội mà có tại quá trình điều tra hoặc trước, trong và sau giai đoạn xét xử sơ thẩm hoặc sau khi bản án phúc thẩm có hiệu lực.

Toà án sẽ căn cứ số tiền đã nộp của bị cáo để coi đó là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo điểm b khoản 2 điều 51 BLHS 2015

Theo điều 40 BLHS 2015 người bị kết án tử hình về tội Tham ô tài sản, Nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản phạm tội và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không bị thi hành án tử hình.

Liên quan đến sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh Sơn La, ngày 21.5 tới, 12 bị cáo sẽ bị TAND tỉnh Sơn La xét xử về các tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Đưa hối lộ và Nhận hối lộ.

luat su ly giai viec cuu lanh dao giao duc nhan hoi lo doi dien an tu hinh Bị cáo nhận tiền tỷ nâng điểm thi ở Sơn La đối mặt tới án tử hình
luat su ly giai viec cuu lanh dao giao duc nhan hoi lo doi dien an tu hinh Chánh thanh tra Bộ Quốc phòng lĩnh án 20 năm tù vì nhận hối lộ
luat su ly giai viec cuu lanh dao giao duc nhan hoi lo doi dien an tu hinh Sẽ lật lại 3 năm chấm thi tốt nghiệp ở Hà Giang

/ laodong.vn