Loạt tàu chiến "nghỉ hưu", Mỹ sẽ giảm khả năng răn đe Trung Quốc?

Hải quân Mỹ chuẩn bị loại biên loạt tàu chiến, dấy lên nhiều câu hỏi về khả năng răn đe của Mỹ trong khu vực cũng như sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Hải quân Mỹ sẽ sớm bước vào giai đoạn dễ bị tổn thương khi các tàu ngầm và tàu tuần dương thời Chiến tranh Lạnh của nước này được đưa vào danh sách “loại biên” trước khi một lô vũ khí mới được ra mắt, phục vụ cho sức mạnh răn đe của Washington. Đáng chú ý là sự sụt giảm đáng kể của hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng MK41 - 600 bệ phóng, có thể làm suy yếu khả năng răn đe của Mỹ ở eo biển Đài Loan.

Đây có thể là lý do Đô đốc Philip Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ nói với Quốc hội vào tháng trước rằng, Trung Quốc có thể hành động ở eo biển này trong vòng sáu năm tới.

Tom Shugart, một thành viên cấp cao tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ có trụ sở tại Washington, nói với Nikkei Asia: “Chúng tôi đang đi đến cuối vòng đời phục vụ của những con tàu được đóng từ thời Chiến tranh Lạnh”.

Loạt tàu chiến 'nghỉ hưu', Mỹ sẽ giảm khả năng răn đe Trung Quốc? - 1
Mỹ chuẩn bị cho loại biên loạt tàu chiến. (Ảnh: THuỷ quân lục chiến Mỹ)

10 đến 14 tàu mỗi năm, chủ yếu là tàu tuần dương lớp Ticonderoga và tàu ngầm tấn công nhanh chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Los Angeles, sẽ được cho loại biên trong giai đoạn 2022-2024. Nhưng Shugart cho biết mất mát lớn nhất sẽ là khi lô tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình (SSGN) đầu tiên bắt đầu loại biên vào năm 2026.

“Mỗi chiếc trong số những tàu chiến đó có thể mang hơn 150 tên lửa hành trình Tomahawk, vì vậy khả năng đó sẽ biến mất trong khoảng thời gian đó và sẽ mất một thời gian để được thay thế”, Tom Shugart cho hay.

Bắt đầu từ đầu những năm 1980, hải quân Mỹ đưa vào biên chế 18 tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Ohio - hay còn gọi là SSBN, mang vũ khí hạt nhân chiến lược. Tuy nhiên, sau đàm phán vũ khí START với Nga, Mỹ đã cắt giảm số lượng SSBN xuống còn 14 chiếc và chuyển 4 tàu ngầm thành tàu mang tên lửa hành trình phi hạt nhân. Bốn tàu này gồm USS Ohio, Florida, Michigan và Georgia, sẽ được loại biên vào năm 2028.

Hồi tháng 3, phát biểu chất vấn trước Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ, Tom Shugart cho hay, việc thay thế các tàu và bệ phóng tên lửa đã bị chậm trong quá trình giao hàng vì nhiều lý do. Thứ nhất, sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã cắt giảm chi tiêu quân sự và giảm đáng kể việc đóng mới tàu. Số lượng tàu đang hoạt động của hải quân Mỹ giảm từ 568 chiếc năm 1987 xuống còn 279 chiếc vào năm 2007.

Tom Shugart nói với Nikkei: “Chúng tôi chuyển từ chế tạo 5, 6 tàu ngầm mỗi năm sang chế tạo 5 chiếc trong 10 năm. Sau khi phục hồi hoạt động đóng tàu hải quân, tổng số tàu đã tăng lên 296 chiếc vào năm 2020”.

Thứ hai là sự thay đổi bản chất của các cuộc chiến mà Mỹ lên kế hoạch. “Sau một hoặc hai thập kỷ tập trung hơn vào hoạt động ngăn chặn sự nổi dậy ở Trung Đông và Trung Á, các chương trình bắt đầu tập trung hơn vào mối đe dọa từ Trung Quốc. Các chương trình này như tên lửa siêu thanh, tấn công và phương tiện tự hành dưới nước… sẽ chỉ đi vào hoạt động vào cuối thập kỷ này”, Tom Shugart nói.

Giải pháp thay thế trước mắt cho 600 bệ phóng tên lửa thẳng đứng MK41 bị loại biên sẽ là bổ sung khả năng phóng tên lửa Tomahawk cho các phiên bản mới nhất của tàu ngầm tấn công lớp Virginia.

Tom Shugart nói với Nikkei: “5 đến 8 năm tới, có thể là thời kỳ nguy hiểm đối với khả năng răn đe của Mỹ trong khu vực”. Theo Tom Shugart, lỗ hổng lớn nhất của Trung Quốc có thể là do nước này thiếu khả năng đổ bộ đủ mạnh để cung cấp và duy trì một lực lượng thiện chiến.

Theo Nikkei Asia, câu hỏi được đặt ra hiện này là liệu sự suy giảm trong khả năng răn đe của Mỹ có giúp Trung Quốc có thời gian cải thiện sức mạnh quân sự, lấp các số lỗ hổng hiện nay.

Vì sao Mỹ liên tục đưa tàu chiến đến Biển Đông sau khi ông Biden nắm quyền? Vì sao Mỹ liên tục đưa tàu chiến đến Biển Đông sau khi ông Biden nắm quyền?

Chuyên gia phân tích việc tàu chiến của Mỹ liên tục hiện diện ở Biển Đông sau khi ông Biden lên nắm quyền.

/ vtc.vn