Lầu Năm Góc: Không quân Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa lớn với Mỹ

Báo cáo của Lầu Năm Góc cho rằng, sự gia tăng về số lượng và cải tiến kỹ thuật khí tài của Không quân Trung Quốc là mối đe dọa lớn với Mỹ.

Theo báo cáo của Lầu Năm Góc về "Sức mạnh Quân sự Trung Quốc năm 2020", quy mô của Lực lượng Không quân Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) gồm tổng cộng 2.500 máy bay. Với số máy bay này, Trung Quốc trở thành nước có lực lượng không quân lớn thứ ba trên thế giới.

Khi đánh giá về mối đe dọa của Bắc Kinh, giới hoạch định chiến tranh của Mỹ không chỉ quan tâm đến quy mô của Lực lượng Không quân Trung Quốc mà còn chú ý đến sự tinh vi ngày càng tăng về kỹ thuật các khí tài mà Bắc Kinh sở hữu, cũng như các chiến thuật đa nhiệm vụ mà Không quân Trung Quốc vận hành.

Máy bay không người lái thế hệ mới, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5, máy bay vận tải được cái tiến và hệ thống phòng không do Nga chế tạo đang khiến Không quân Trung Quốc ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Trên thực tế, tất cả những tiến bộ này của Bắc Kinh đều khiến Washington lo ngại.

Lầu Năm Góc: Không quân Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa lớn với Mỹ - 1
Mỹ lo ngại trước sức mạnh của Không quân Trung Quốc. (Ảnh: FOX News)

Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, Trung Quốc hiện đang vận hành hệ thống phòng không S-400 và S-500 tiên tiến do Nga chế tạo. Các hệ thống này là những hệ thống phòng không tốt nhất trên thế giới, sử dụng các bộ xử lý kỹ thuật số kết nối mạng, tốc độ máy tính nhanh hơn và dải tần số rộng hơn để phát hiện máy bay, thậm chí có thể theo dõi máy bay tàng hình.

Tuy nhiên, mối quan tâm khác đối với sức mạnh không quân của Trung Quốc là phạm vi năng lực hoạt động ngày càng được mở rộng của lực lượng không quân nước này. Trong đó, Trung Quốc đang cải tiến máy bay vận tải Y-20 thành máy bay tiếp dầu để tăng gấp đôi phạm vi hoạt động.

Việc vận hành máy bay vận tải, tiếp nhiên liệu mới cũng có thể giúp cải thiện đáng kể năng lực sức mạnh cho hàng không mẫu hạm của nước này, bằng cách tạo ra khả năng thực hiện các nhiệm vụ phối hợp tác chiến tầm xa, phạm vi mở rộng hơn ở đại dương.

Khả năng này được củng cố bởi những nỗ lực không ngừng của Trung Quốc nhằm chế tạo biến thể máy bay chiến đấu phóng từ tàu sân bay, trong đó có máy bay chiến đấu tàng hình J-31. Báo chí Trung Quốc mô tả, J-31B mang đến năng lực tấn công tàng hình cho các chiến dịch trên biển, tương tự F-35B và F-35C của Mỹ.

Tuy vậy, những yếu tố nêu trên có thể là một trong nhiều lý do để Không quân Mỹ tiếp tục tìm cách hiện đại hóa nhanh khí tài quân sự.

Nhiều lãnh đạo cấp cao của Không quân Mỹ bày tỏ lo ngại và cho rằng lực lượng không quân nước này cần những nỗ lực cải tiến, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của chiến dịch toàn cầu. Năm 2019, lần đầu tiên, lãnh đạo Không quân Mỹ ra yêu cầu tăng quy mô lên tới 386 phi đội máy bay.

Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Cộng hòa Cyprus sau 33 năm Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Cộng hòa Cyprus sau 33 năm
Chuyên gia: Lo ngại Trung Quốc, các nước Thái Bình Dương mua 32 tỉ USD vũ khí Mỹ Chuyên gia: Lo ngại Trung Quốc, các nước Thái Bình Dương mua 32 tỉ USD vũ khí Mỹ
Việt Nam phản đối các bên điều vũ khí ra Hoàng Sa Việt Nam phản đối các bên điều vũ khí ra Hoàng Sa
Triều Tiên tuyên bố cần vũ khí hạt nhân để ngăn chiến tranh Triều Tiên tuyên bố cần vũ khí hạt nhân để ngăn chiến tranh

/ vtc.vn