Lào Cai xin làm sân bay: Phục vụ ai?

Nguồn lực ngân sách có hạn, mong muốn của địa phương là vô hạn, vì thế, đầu tư phải tính toán, không thể cảm tính.

Nguồn lực có hạn, mong muốn vô hạn

Cũng cho rằng, Lào Cai chưa nên xây dựng cảng hàng không trong thời điểm này, ĐBQH Lê Công Nhường (Bình Định) còn cho rằng cần xem xét lại quy hoạch các cảng biển, sân bay trên cả nước.

lao cai xin lam san bay phuc vu ai

Tính toán thận trọng tránh tình trạng lạm phát sân bay, cảng biển. Ảnh minh họa

Ông Nhường cho biết, muốn có dự án, muốn có đầu tư để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội là mong muốn chính đáng của các địa phương, trong đó có các đề xuất xây dựng cảng biển, sân bay. Tuy nhiên, ông cho rằng, trong bối cảnh ngân sách khó khăn như hiện nay, Lào Cai cũng như các địa phương trên cả nước cần phải xem xét lại quy hoạch xây dựng cảng hàng không sân bay cho phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt, đối với quy hoạch chung, xây dựng sân bay phải xem xét đầy đủ các yếu tố về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, xã hội cũng như các tiềm năng phát triển của địa phương sao cho vừa tiết kiệm nguồn lực vừa mang lại hiệu quả tốt nhất cho địa phương.

"Nguy cơ lạm phát sân bay là thực tế, chúng ta cần phải rà soát, đánh giá lại việc này. Cần phải đặt đầu tư công tại các địa phương trong bối cảnh đầu tư chung của cả nước, phải hướng tới chủ trương tiết kiệm, hiệu quả, tránh tư duy cục bộ, tránh vì lợi ích riêng.

Tuy nhiên, thời gian qua chúng ta đang chứng kiến các cuộc chạy đua, đua xin dự án, đua xin làm sân bay, đua để có nguồn ngân sách đầu tư, rất không ổn.

Do đó, tôi cho rằng, xây sân bay mà cách nhau vài trăm cây số cũng làm, rồi làm sân bay chỉ mang lại một chút lợi ích cho địa phương mà gây nguy hại cho chung cho cả nước là không phù hợp", đại biểu Lê Công Nhường kiến nghị.

Ngoài ra, trong đề xuất của Lào Cai cũng có đưa ra hai phương án huy động vốn, trong đó nhấn mạnh phương án xin xã hội hóa và sử dụng một phần ngân sách địa phương, vị đại biểu đoàn Vĩnh Long cho rằng không thể chiều theo mong muốn của địa phương.

"Nguồn lực ngân sách có hạn, mong muốn của địa phương là vô hạn, vì thế, đầu tư ở đâu cũng phải tính toán tới hiệu quả, không thể cảm tính, chiều chuộng nguyện vọng của các địa phương được.

Theo Quy tắc Pareto 80/20, khi đầu tư, chúng ta phải tính toán làm sao để bỏ ra 20 đồng thì phải thu được về 80 đồng từ nguồn đầu tư đó, khi đó đầu tư mới được xem là hiệu quả. Ngược lại, nếu đầu tư tới 80 đồng nhưng chỉ thu về có 20 đồng sẽ là gánh nặng cho ngân sách quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh nợ công tăng nhanh, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

Vì thế, tôi cho rằng, trên cương vị quản lý nhà nước, cần phải đưa ra bài toán sử dụng khôn ngoan với nguồn vốn hạn hẹp như hiện nay để tránh tạo áp lực cho ngân sách cũng như áp lực đối với nền kinh tế chung", đại biểu Lê Công Nhường góp ý.

Không mang nguồn lực xã hội phục vụ cho một nhóm người giàu

Vị đại biểu đoàn Bình Định cho biết, rất chia sẻ với mong muốn của các địa phương, đặc biệt là Lào Cai, tuy nhiên, cũng giống như các ý kiến khác, ông Nhường lại cho rằng Lào Cai nên ưu tiền dành nguồn lực đầu tư cho cao tốc, đường sắt thay vì làm sân bay, như vậy sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.

"Khi có hạ tầng thuận lợi, Lào Cai sẽ có điều kiện hút các nguồn lực xã hội đầu tư ngược lại cho địa phương, giúp tạo ra những tác động lan tỏa, thúc đẩy nền kinh tế, xã hội phát triển tốt hơn. Đến khi đó, Lào Cai muốn tính tới phương án xây sân bay cũng chưa muộn", ông Nhường nói.

Vị đại biểu nói thêm, hiện nay, giao thông từ Lào Cai lên Sa Pa cũng chưa được kết nối thuận lợi, trong trường hợp làm sân bay cũng khó có thể giúp du lịch địa phương phát triển bùng nổ được.

Trong trường hợp này, kỳ vọng vào sự phát triển của địa phương có khi còn mang lại hiệu ứng ngược, khiến nền kinh tế địa phương lâm cảnh khó khăn, trầm trọng hơn, gây áp lực tới nợ công cao hơn.

Cũng bàn luận về chủ trương trên, bà Bùi Thị An - nguyên ĐBQH Khóa XIII cũng cho rằng phải cân nhắc, xem xét rất kỹ chủ trương đầu tư sân bay tại Lào Cai.

Bà An lưu ý, trong hoàn cảnh ngân sách eo hẹp, khó khăn như hiện nay mà tỉnh nào cũng muốn làm sân bay là không ổn. Theo bà An, dù có lập luận xin đầu tư bằng nguồn xã hội hóa nhưng việc sử dụng nguồn lực sẵn có để quy đổi mà không mang lại hiệu quả cũng gây lãng phí, cần phải cân nhắc.

Hơn nữa, đất đai là nguồn lực chung của toàn xã hội, việc mang đất đai đổi lấy dự án mà chỉ mang lại lợi ích cho một vài doanh nghiệp, phục vụ một số nhóm người giàu là không ổn, gây bức xúc, bất bình đẳng trong xã hội.

Vì thế, bà An kiến nghị đánh giá lại quy hoạch, chủ trương đầu tư công, xác định rõ ràng việc đầu tư dự án trên sẽ mang lại hiệu quả như thế nào? Mang lại hiệu quả cho ai? Phục vụ ai? Nếu thực hiện dự án thì sử dụng nguồn lực từ đâu?

"Xã hội hóa cũng chỉ là hình thức tạm ứng trước của doanh nghiệp sau đó người dân lại phải trả bằng thuế, phí. Hơn nữa, thời gian qua hình thức xã hội hóa cũng có nhiều biến tướng, xã hội hóa là đổi đất lấy hạ tầng, là tiền dân phải trả, về bản chất cuối cùng cái gì người dân vẫn phải chịu. Vì thế phải xem lại chủ trương xã hội hóa trong từng trường hợp cụ thể. Đối với trường hợp nào, dự án nào mới được thực hiện theo hình thức xã hội hóa? Đối tượng phục vụ là ai? Không phải dự án nào cũng có thể xã hội hóa được", bà An nhấn mạnh.

lao cai xin lam san bay phuc vu ai Phi cơ vào nhầm đường, sân bay Nhật đóng cửa đường băng

Sân bay quốc tế chính của Nhật buộc phải đóng một trong hai đường băng khi máy bay Canada vào nhầm đường lăn.

lao cai xin lam san bay phuc vu ai Máy bay VNA hạ cánh lệch vị trí tại sân bay Nội Bài

Chuyến bay VN1544 của Vietnam Airlines khởi hành lúc 19h50 ngày 28/7 đã hạ cánh lệch vị trí quy định trong điều kiện thời tiết ...

/ http://baodatviet.vn