Khủng hoảng Myanmar tròn 2 tháng

Những người biểu tình ở Myanmar hôm 1/4 đánh dấu 2 tháng từ khi quân đội giành chính quyền bằng cách một lần nữa xuống đường phản đối, bất chấp tình trạng bạo lực.

Lực lượng an ninh Myanmar chưa thể đẩy lùi sự phản kháng của công chúng đối với chính biến ngày 1/2, bất chấp tình trạng bạo lực leo thang và các biện pháp mạnh họ sử dụng để giải tán đám đông.

Trong khi đó, các nỗ lực quốc tế, bao gồm các biện pháp trừng phạt từ một số nước phương Tây, chưa làm thay đổi tình hình.

Khủng hoảng Myanmar tròn 2 tháng - 1
Những người biểu tình ở Myanmar hôm 1/4 đánh dấu 2 tháng từ khi quân đội giành chính quyền bằng cách một lần nữa xuống đường phản đối, bất chấp tình trạng bạo lực. (Ảnh: AP)

Tại Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, một nhóm thanh niên tụ tập ngay sau bình minh hôm 1/4 để hát các bài hát tưởng nhớ hơn 500 người biểu tình đã thiệt mạng. Sau đó, họ diễu hành trên đường phố và hô khẩu hiệu kêu gọi chính quyền quân sự bước xuống, trả tự do cho Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và đưa nền dân chủ trở lại.

Các cuộc biểu tình cũng được tổ chức ở Mandalay và những nơi khác.

Trước đó, một đêm bạo lực đã diễn ra với một số cuộc đột kích và hỏa hoạn. Tại Yangon, một số cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu toàn bộ hoặc một phần của Myanma Economic Holdings, một nơi có quân đội đầu tư. Các cửa hàng này đã bốc cháy. Các cửa hàng cũng là mục tiêu tẩy chay của phong trào biểu tình.

Cuộc khủng hoảng ở quốc gia Đông Nam Á này mở rộng mạnh mẽ trong tuần qua, cả về số lượng người biểu tình thiệt mạng và các cuộc không kích quân sự nhằm vào lực lượng dân tộc thiểu số Karen, ở biên giới với Thái Lan. Đặc phái viên Liên hợp quốc về Myanmar đã cảnh báo nước này phải đối mặt với khả năng xảy ra nội chiến.

Đó là một sự đảo ngược hoàn toàn đối với Myanmar, quốc gia trước cuộc đảo chính đã đạt được tiến độ chậm chạp đối với nền dân chủ lớn hơn sau nhiều thập kỷ cai trị tàn bạo của quân đội.

Tại các khu vực do người Karen kiểm soát, hơn một chục thường dân thiệt mạng kể từ 27/3 và hơn 20.000 người phải di dời, theo Free Burma Rangers.

Văn phòng Nhân quyền Liên hợp quốc về Đông Nam Á hôm 27/3 đã kêu gọi các nước trong khu vực “bảo vệ tất cả những người chạy trốn khỏi bạo lực và ngược đãi trong nước” và “đảm bảo rằng những người tị nạn và những người di cư không có giấy tờ không bị cưỡng ép trở về do tình hình nhân quyền đang xấu đi nhanh chóng bên trong", người phát ngôn LHQ Stephane Dujarric nói với các phóng viên tại trụ sở LHQ ở New York.

Ngoài những cái chết đó, một cuộc không kích vào mỏ vàng trong lãnh thổ của quân du kích Karen hôm thứ Ba đã giết chết thêm 11 người, theo một hãng tin địa phương và một nhân viên giáo dục có liên hệ với cư dân gần khu vực này.

Saw Kholo Htoo, phó giám đốc của nhóm công tác giáo viên Karen, cho biết người dân nói với ông 5 người đã thiệt mạng tại khu mỏ và 6 người khác ở một ngôi làng gần đó. Tờ Bago Weekly Journal cũng đưa tin về vụ tấn công.

Hôm thứ Tư (1/4), nhóm các nhà lập pháp bị lật đổ tuyên bố hiến pháp năm 2008 của nước này - được soạn thảo có lợi cho phía quân đội - vô hiệu và đưa ra một hiến chương thay thế tạm thời, thách thức chính phủ quân sự.

Động thái này, trong khi mang tính biểu tượng hơn là thực tế, có thể giúp thu hút các dân quân dân tộc có vũ trang của đất nước liên minh với phong trào biểu tình dân sự.

Hỗn loạn hậu đảo chính Myanmar ngày một leo thang Hỗn loạn hậu đảo chính Myanmar ngày một leo thang

Tình hình hỗn loạn ở Myanmar sau cuộc đảo chính chưa có dấu hiệu chấm dứt, khi biểu tình vẫn sục sôi và ngày càng ...

Biden kinh hoàng với bạo lực ở Myanmar Biden kinh hoàng với bạo lực ở Myanmar

Biden nói "không thể chấp nhận" bạo lực nhằm vào người biểu tình Myanmar sau khi lực lượng an ninh bị cáo buộc giết hơn ...

/ vtc.vn