Hạnh phúc nhỏ nhoi của người phụ nữ trẻ dành một thập kỷ bên chồng bị liệt

Bản thân chị Trang cũng không biết đó có phải là tình yêu không nhưng với chị, đó là duyên nợ. Đã là duyên nợ của cuộc đời, nên sau này dù có chuyện gì xảy ra thì chị cũng sẽ không bao giờ buông tay chồng mình.

Nguyễn Thu Trang và chồng. Ảnh: H.Đ

Bản thân chị Trang cũng không biết đó có phải là tình yêu không nhưng với chị, đó là duyên nợ. Đã là duyên nợ của cuộc đời, nên sau này dù có chuyện gì xảy ra thì chị cũng sẽ không bao giờ buông tay chồng mình.

Hạnh phúc ngắn ngủi

Chị Nguyễn Thu Trang (38 tuổi) là người Việt Trì, Phú Thọ. Học hết cấp 3, chị đi xin việc rồi làm thu ngân tại một tiệm ảnh cưới gần nhà. Rồi sau đó, chị gặp anh Trung (38 tuổi), quê Yên Bái. Anh đến học nghề ảnh tại cửa hàng chị làm việc.

Quen nhau được một năm thì anh Trung và chị Trang quyết định đi tới hôn nhân, hai người đã có một khoảng thời gian hạnh phúc bên cạnh nhau. Hằng ngày họ đưa nhau đi làm rồi đón nhau về, cuộc sống giản dị, nhỏ nhoi mà ấm áp. 

Chị Trang đã từng rất đau khổ, tủi thân rồi nghĩ đến cái chết nhưng chị không làm được điều đó vì chồng mình. Ảnh: H.Đ

Hạnh phúc chẳng được bao lâu thì vào một ngày cuối năm 2009, khi hai vợ chồng mới về chung nhà được 3 tháng, trong một buổi tối anh Trung đi đón vợ ở cửa hàng về và gặp tai nạn bất ngờ ngay trước cửa tiệm ảnh.

Lúc ấy, một người đàn ông ngoại quốc điều khiển xe ôtô đâm trúng một người đi xe máy. Những người dân xung quanh đứng đông đúc xung quanh nhưng chị Trang vẫn không hề hay biết, chị chỉ cảm thấy sốt ruột vì đợi chồng lâu hơn mọi khi mà chưa được đón. Cho đến khi có người vào báo tin, chị mới rụng rời tay chân chạy ra thì thấy chồng đang nằm bất tỉnh.

Hằng ngày, chị chăm sóc chồng mình chu đáo từ những việc nhỏ nhất. Ảnh: H.Đ

Va chạm mạnh khiến anh bị chấn thương sọ não, liệt toàn thân và không thể nói chuyện. Chị Trang đưa chồng nhập viện cấp cứu, anh Trung bất tỉnh 3 tháng trời. Thời gian sau, người gây tai nạn chủ động liên hệ, tài trợ chi phí để chị đưa chồng xuống Hà Nội chữa bệnh.

Trong khoảng 4 tháng châm cứu, anh cử động được tay trái, miệng bập bẹ vài từ. Bác sĩ thông báo tình trạng bệnh tiến triển tốt, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ hạn chế như vậy.

Tiếp tục hay buông bỏ?

Rời viện, chị Trang tìm thuê một căn phòng trọ nhỏ ở Hà Nội để sinh sống, mỗi tháng hết 1,5 triệu đồng. Chị làm đủ nghề để kiếm tiền, từ bán trà đá đến bán ngô nướng, cố gắng bươn chải nuôi chồng bệnh tật.

Thời gian sau có người biết hoàn cảnh của chị nên đã nhận chị làm nửa ca từ 13 giờ 30 đến 17 giờ hàng ngày ở một công ty bao bì cách phòng trọ  khoảng 6 km với mức lương 90.000 đồng/nửa ca.

Từng có những lời khuyên chị nên bỏ anh đi, tìm một bến đỗ mới để bớt khổ, bớt vất vả nhưng chị Trang không làm được. Ảnh: H.Đ

Cũng trong khoảng thời gian đó, tình cờ quen được một người phụ nữ làm trong Hội Chữ Thập Đỏ, đồng cảm với câu chuyện của vợ chồng, người này đón anh chị về ở cùng và chỉ lấy tiền phòng 500.000 đồng mỗi tháng, gánh nặng kinh tế cũng bớt đi phần nào. 

Tuy nhiên, 10 năm là khoảng thời gian không hề ngắn ngủi với một người phụ nữ bé nhỏ như chị. Một mình gánh vác mọi công việc, từ kiếm tiền cho tới chăm chồng, không một ai phụ đỡ. Một ngày bắt đầu từ 5h30 sáng, chị tất bật dọn dẹp rồi chuẩn bị cho anh, vệ sinh cơ thể, thay bỉm tã, chuẩn bị cơm trưa. Xong xuôi, chị bắt đầu công việc của mình lúc 13h30 phút. 

Chị Trang đã dành cả thanh xuân suốt 10 năm chăm chồng bị liệt toàn thân. Ảnh: H.Đ

Bữa tối chị may mắn nhờ được bác  hàng xóm nấu cơm từ thiện lo cho anh, nhưng chị cũng chẳng yên tâm vì chị cho rằng, không ai hiểu anh bằng chị. Từ những việc nhỏ như vệ sinh cá nhân cho đến những việc nặng nhọc như di chuyển anh thay đổi vị trí nằm ngồi, một tay chị làm hết.

Từng có những lời khuyên chị nên bỏ anh đi, tìm một bến đỗ mới để bớt khổ, bớt vất vả. Rồi có những lần chị nghĩ mình sẽ kết thúc cuộc đời của hai vợ chồng, nhưng chị không bao giờ làm được. 

Căn phòng trọ nhỏ nơi anh chị đang sinh sống. Ảnh: H.Đ

Chẳng có một lý do cụ thể nào khiến chị Trang quyết định gắn bó với anh Trung suốt cả một thập kỷ, có thể gọi đó là thập kỷ khó khăn. Chị cho rằng, chị chỉ làm những gì mà lương tâm tâm mình mách bảo, làm những gì chị cảm thấy đúng và làm những gì chị cần phải làm.

Chị không gọi đó là tình yêu, cũng không phải tình nghĩa, chị Trang tin vào số mệnh, vào sự gắn bó lâu dài. Nếu đã sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm, sao không thử sống hết mình, đến cuối cùng để biết đâu, sẽ có một phép màu xảy ra.

 

Huỳnh Đức   12/11/2019

Cảm phục nỗ lực của nam sinh “nằm trên bàn nghe giảng” được tuyển thẳng vào đại học

Phát bệnh nặng, phải nằm liệt một chỗ nhưng nam sinh Hải vẫn xin phép nằm trên bàn để nghe thầy cô giảng bài.

Nam sinh bại liệt ở Sài Gòn được tuyển thẳng vào đại học

Nặng 30 kg bởi chứng teo cơ, Thanh Hải liên tục đạt giải thưởng khoa học kỹ thuật, được tuyển thẳng vào Đại học Khoa ...

Bơm xi măng vào cột sống cứu cụ bà bại liệt

Một cụ bà bị bại liệt hai chân do khối u chèn chép tủy vừa được các bác sĩ Bệnh viện quận Thủ Đức TP ...

 

/ laodong.vn