Hàng Việt chiếm ít nhất 30% trong siêu thị: Ủng hộ

Trong bối cảnh hàng Việt đang yếu, hệ thống phân phối đang ép nhà cung ứng thì quy định này là hợp lý.

Trong dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý ngành phân phối được Bộ Công thương công bố có quy định, siêu thị, trung tâm thương mại phải phân bố ít nhất 30% gian hàng cho các sản phẩm có nguồn gốc từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.

Chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội bày tỏ ủng hộ quy định này của Bộ Công thương.

Lý giải cho quan điểm của mình, ông Phú cho biết, trong cam kết gia nhập WTO và các FTA của Việt Nam, không có quy định nào về việc siêu thị, trung tâm thương mại Việt Nam phải dành bao nhiêu phần trăm cho hàng Việt hay hàng quốc tế. Vì vậy, Việt Nam phải chủ động trong lúc hàng Việt còn yếu, hệ thống phân phối đang ép các nhà cung ứng.

"Quy định tối thiểu 30% vẫn còn khiêm tốn, nhưng có quy định thì mới có cơ sở pháp lý để buộc các nhà bán lẻ phải chấp hành.

Nhiều nước vẫn quy định siêu thị, trung tâm thương mại phải dành bao nhiêu phần trăm gian hàng cho hàng của nước họ. Thậm chí, khi thâu tóm Metro, Chủ tịch Tập đoàn BJC của Thái Lan còn tuyên bố sẽ bán 60% hàng Thái ở 19 điểm của Metro. Vậy tại sao Việt Nam lại không quy định để giữ vững chủ quyền, bảo vệ hàng Việt?", ông Phú đặt câu hỏi.

hang viet chiem it nhat 30 trong sieu thi ung ho

Bộ Công thương đề xuất, siêu thị, trung tâm thương mại phải phân bố ít nhất 30% gian hàng cho các sản phẩm có nguồn gốc từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.

Bên cạnh đó, vị chuyên gia cũng lưu ý, cần phải phân loại siêu thị sẽ áp dụng quy định trên.

Cụ thể, có hai loại siêu thị Việt Nam đã cấp đất, cấp vốn để mở chuỗi phân phối, có chính sách hỗ trợ thì buộc phải thực hiện quy định về tỷ lệ hàng Việt trong siêu thị.

Thứ nhất, đối với siêu thị 100% vốn của doanh nghiệp Việt đương nhiên áp dụng quy định này, và khuyến khích nâng tỷ lệ hàng Việt trong siêu thị lên cao hơn.

Các siêu thị đã bán cho nước ngoài với tỷ lệ khoảng 30-65% cũng nằm trong diện thực hiện quy định trên.

"Có những siêu thị được ưu ái, hỗ trợ nhiệt tình nhưng rồi lại bán cho nước ngoài như Phú Thái, Fivimart, Citimart, Nguyễn Kim... Như vậy, vô hình trung chúng ta đã hỗ trợ cho doanh nghiệp nước ngoài.

Chính vì thế, phải áp dụng quy định tỷ lệ hàng Việt với cả những siêu thị này, không thể để tình trạng "ăn cơm Việt, nhận hỗ trợ của người Việt" rồi muốn làm gì thì làm", ông Phú nhấn mạnh.

Trường hợp cuối cùng - những siêu thị đã bị doanh nghiệp ngoại thâu tóm hoàn toàn, theo ông Phú, không thể ràng buộc được họ, chỉ có cách là đàm phán.

"Những siêu thị này lẽ ra cơ quan quản lý của Việt Nam phải làm việc với họ ngay từ khi họ bắt đầu đầu tư, coi tỷ lệ hàng Việt chiếm bao nhiêu phần trăm trong siêu thị như một điều kiện bắt buộc đối với nhà đầu tư nếu muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, bây giờ khi sự đã rồi thì không thể ép họ được. Tại ta non kém nên phải chịu. Nhưng như đã nói, vẫn có thể đàm phán với siêu thị ngoại", ông Vũ Vinh Phú nhận xét.

Đi kèm với quy định tỷ lệ hàng Việt trong siêu thị, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội lưu ý, hàng Việt bắt buộc phải mạnh lên, có như vậy các siêu thị mới "tâm phục khẩu phục".

Khi những điều kiện cần và đủ được đáp ứng, ông Vũ Vinh Phú tin rằng hàng Việt sẽ tìm được chỗ đứng trong siêu thị.

Ông dẫn trường hợp ở Hàn Quốc làm ví dụ. Theo đó, sức mạnh của các nhà bán lẻ và người tiêu dùng Hàn Quốc đã buộc nhiều tập đoàn bán lẻ nước ngoài phải rời thị trường Hàn Quốc.

Tiêu biểu là Walmart, tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, sau 8 năm hoạt động tại Hàn Quốc đã phải bán hết các cơ sở của mình cho tập đoàn bán lẻ nội địa Shinsegae của nước này với giá gần 900 triệu USD.

Tương tự, tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai thế giới là Carrefour (Pháp) cũng phải bán lại hệ thống cửa hàng ở Hàn Quốc với giá gần 2 tỷ USD.

Chính hai gã khổng lồ này đã thất bại trong việc cạnh tranh với các nhà bán lẻ nội địa vốn có khả năng xoay trở nhanh và hiểu rõ thị hiếu tiêu dùng của người dân Hàn Quốc.

Trở lại với Việt Nam, ông Phú nhấn mạnh, bởi "tự ta đang hại ta về hệ thống phân phối", do đó nếu ngăn cản quy định về tỷ lệ hàng Việt trong siêu thị thì chẳng khác nào tiếp tay mở toang cửa cho hàng nước ngoài vào Việt Nam.

Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, quy định phải phân bố ít nhất 30% gian hàng cho các sản phẩm có nguồn gốc từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam cần phải xem xét lại trên căn cứ về tính phù hợp với các cam kết quốc tế và cân nhắc tỷ lệ phù hợp.

hang viet chiem it nhat 30 trong sieu thi ung ho 4 người chi 6.400 tỷ đồng gom gần trăm triệu cổ phiếu VPBank

Gần 100 triệu cổ phiếu VPB, tương đương 6,36% vốn điều lệ của ngân hàng này, đã được sang tay chỉ trong 1 ngày. Bốn ...

hang viet chiem it nhat 30 trong sieu thi ung ho Hàng Việt bình dân bán giá "ngất ngưởng" ở trời Tây?

Nhiều mặt hàng phổ biến, có giá rẻ trên thị trường Việt Nam nhưng lại được bán qua các trang thương mại điện tử nổi ...

/ Đất Việt