Hàng Trung Quốc lăn bánh khắp các châu lục, vị thế xe tăng Nga - Mỹ bị đe dọa

Dù có xuất phát điểm muộn, các dòng xe tăng chiến đấu của Trung Quốc đang có dần có chỗ đứng trên thị trường vũ khí, thậm chí vượt mặt cả hai ông lớn như Nga và Mỹ.

Theo Military Watch, đối với quân đội Trung Quốc, xe tăng là một trong số vũ khí giúp Bắc Kinh thể hiện sức mạnh quân sự của nước này. Chẳng thế mà các cuộc duyệt binh gần đây Trung Quốc luôn giới thiệu tới công chúng các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến do họ tự chế tạo, từ “hạng nặng” như Type 99, Type 96 cho đến hạng nhẹ Type 15.

So với phương Tây, Trung Quốc bắt đầu đưa vào sản xuất các mẫu xe tăng đầu tiên khá muộn (từ giữa những năm 1950) với sự giúp đỡ rất lớn từ Liên Xô. Ví dụ rõ nhất cho điều này chính là dòng xe tăng Type 59, một biến thể của T-54/55 do Liên Xô chế tạo.

Hàng Trung Quốc lăn bánh khắp các châu lục, vị thế xe tăng Nga – Mỹ bị đe dọa - 1
Xe tăng Type 59 do Trung Quốc chế tạo. (Ảnh: Wikipedia)

Từ giữa những năm 1950 cho đến nay, Trung Quốc đã xuất xưởng hơn 10.000 chiếc Type 59 với nhiều biến thể khác nhau, hầu hết trong số này đều do Tập đoàn quốc phòng phương Bắc (Norinco) chế tạo. Dĩ nhiên, Bắc Kinh không đưa vào sử dụng hết tất cả số xe tăng này, phần lớn đều được xuất khẩu hoặc viện trợ cho các quốc gia khác.

Theo ước tính có tới hàng chục quốc gia đang sử dụng xe tăng Type 59 của Trung Quốc trên khắp ba châu lục.

Nắm đấm thép của lục quân Trung Quốc

Trong Chiến tranh Lạnh, các mẫu xe tăng do Trung Quốc chế tạo có thiết kế thua xa khi so với các mẫu xe của Liên Xô và phương Tây, hệ thống vũ khí lẫn giáp bảo vệ của chúng bị đánh giá kém hơn hẳn. Tuy nhiên, khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa nền kinh tế họ có nhiều nguồn lực hơn để đầu tư cho công nghiệp quốc phòng.

Nguồn ngân sách dồi dào chính là một trong những yếu tố then chốt giúp Trung Quốc có được các bước tiến quan trọng trong việc phát triển công nghệ chế tạo xe tăng của nước này.

Ngày nay, một số thiết kế xe tăng của Trung Quốc có thể sánh ngang với các cường quốc như Mỹ và Nga.

Để tăng cường sức mạnh cho lục quân đáp ứng các yêu cầu tác chiến khác nhau trên từng loại địa hình, quân đội Trung Quốc phát triển và đưa vào trang bị tới ba mẫu xe tăng khác nhau, gồm: Type 99, Type 96 và Type 15.

Hàng Trung Quốc lăn bánh khắp các châu lục, vị thế xe tăng Nga – Mỹ bị đe dọa - 2
Xe tăng Type 99A của Quân đội Trung Quốc. (Ảnh: Armedconflicts)

Xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất của Trung Quốc hiện tại là Type 99, được đưa vào trang bị từ năm 2001 và được đánh giá là một trong số xe tăng thế hệ thứ 4 tốt nhất thế giới. Type 99 được trang bị hệ thống giáp bảo vệ với thiết kế tối ưu, kết hợp với đó pháo chính nòng trơn 125mm có thể bắn được nhiều loại đạn khác nhau, kể cả tên lửa chống tăng.

Tháp pháo góc cạnh với các tấm giáp composite và lớp giáp modul được bố trí cách nhau mang lại mức độ bảo vệ tốt hơn cho Type 99 so với một số mẫu phương tiện chiến đấu bọc thép khác, điều này cho phép xe tăng nâng cao khả năng sống sót trong môi trường chiến tranh hiện đại.

Ngoài ra nó cũng được tích hợp hệ thống phòng vệ chủ động cho phép vô hiệu hóa các cuộc tấn công bằng tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser.

Type 99 cũng được hưởng lợi từ các hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật số tương tự như những hệ thống trên các dòng xe tăng của phương Tây, cho phép theo dõi và duy trì tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu cao hơn.

Tuy nhiên, việc Bắc Kinh tập trung vào xây dựng lực lượng không quân và hải quân do lo ngại các cuộc từ phía Thái Bình Dương, khiến lục quân Trung Quốc không đủ ngân sách để đưa vào trang bị hàng loạt Type 99, bởi giá thành của mỗi xe tăng này không hề rẻ.

Giải pháp được quân đội Trung Quốc đưa ra là cải tiến xe tăng Type 96 bằng công nghệ của Type 99.

Type 96 được xem là “xương sống” của lực lượng tăng thiết giáp Trung Quốc trong quá trình hiện đại hóa, được đưa vào biên chế từ năm 1997 và không ngừng được nâng cấp sau đó với các biến thể Type 96A, Type 96B.

Hàng Trung Quốc lăn bánh khắp các châu lục, vị thế xe tăng Nga – Mỹ bị đe dọa - 3
Xe tăng Type 96 được quân đội Trung Quốc đưa sang Nga tham dự giải đấu tăng quốc tế Tank Biathlon. (Ảnh: Vitaly V. Kuzmin)

So với Type 99, Type 96 có chí phí thấp, trọng lượng chiến đấu của xe nhẹ và dễ vận hành hơn rất nhiều. Đây cũng là dòng xe tăng hiện đại duy nhất của Trung Quốc từng được thử nghiệm trên thực địa trong cuộc xung đột ở Sudan. Khi những chiếc Type 96 được quân đội Sudan sử dụng để chống lại T-72 của Nam Sudan.

Xét về số lượng được triển khai, Type 96 là một trong những dòng xe tăng hậu Chiến tranh Lạnh được sản xuất nhiều nhất thế giới, chỉ sau T-90 của Nga, với 2.500 chiếc trong biên chế quân đội Trungg Quốc, bao gồm 1.500 biến thể Type 96A cải tiến và 1.000 chiếc Type 96 thế hệ đầu.

Xe tăng dành cho xuất khẩu

Dù khá thành công với Type 96, Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển các mẫu xe tăng thế hệ mới, không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn cho cả xuất khẩu. Điển hình như VT-4 (hay MBT 3000) và Type 15.

Hai mẫu xe tăng này có thiết kế trung bình không quá nổi nhưng lại đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của khách hàng về một phương tiện chiến đấu bọc thép hiện đại. Như Type 15 - nó chỉ được trang bị pháo chính 105mm và giáp bảo vệ mỏng nhưng lại phù hợp với tác chiến trên địa hình đồi núi và đổ bộ đường biển nhờ vào trọng lượng nhẹ hơn 40% so với các mẫu xe tăng hạng nặng.

Type 15 được đánh giá cao nhờ khả năng hoạt động hiệu quả ở các khu vực miền núi phía Tây Trung Quốc, mang lại lợi thế đặc biệt quan trọng so với nước láng giềng Ấn Độ vốn không có bất kỳ loại xe tăng nào có thể hoạt động tốt trên địa hình phức tạp.

Hàng Trung Quốc lăn bánh khắp các châu lục, vị thế xe tăng Nga – Mỹ bị đe dọa - 4
Xe tăng hạng nhẹ Type 15 trong một cuộc duyệt binh của Quân đội Trung Quốc. (Ảnh: military-today)

Còn VT-4, thiết kế của dòng xe tăng được đánh giá ở mức khá, phù hợp các quốc gia có ngân sách quốc phòng hạn chế nhưng vẫn muốn đầu sở hữu lực lượng xe tăng hiện đại. Hiện VT-4 đã được xuất khẩu sang Thái Lan, Nigeria và Pakistan với những báo cáo khá ấn tượng về hiệu suất hoạt động.

Dù được trang bị một phần công nghệ của Type 99, VT-4 vẫn có mức giá khá phải chăng, xe được tích hợp hệ thống giáp bảo vệ hai lớp với giáp composite và giáp phản ứng nổ mang lại khả năng sống sót cao hơn trên chiến trường.

Ngày nay, Trung Quốc có nhiều lớp xe tăng được sản xuất hơn bất kỳ nước nào khác, hầu hết các quốc gia chỉ sản xuất một dòng xe tăng duy nhất - ví dụ như M1 Abrams của Mỹ hoặc K2 Black Panther của Hàn Quốc.

Hàng Trung Quốc lăn bánh khắp các châu lục, vị thế xe tăng Nga – Mỹ bị đe dọa - 5
Xe tăng VT-4 của Quân đội Hoàng gia Thái Lan. (Ảnh: Thai Military)

Nga, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Trung Quốc cũng chỉ sản xuất hai dòng xe tăng T-90 và T-14, cũng như một số lượng rất nhỏ xe tăng hạng nhẹ 2S25 Sprut-SD được thiết kế cho lực lượng đổ bộ đường không. Trong khi đó Trung Quốc hiện đang sản xuất 3 dòng xe tăng cho lực lượng vũ trang của họ và 2 dòng khác dành riêng cho xuất khẩu nữa dành riêng cho xuất khẩu.

Military Watch nhận định khi công nghệ xe tăng của Trung Quốc tiếp tục phát triển, khả năng thiết kế của họ sẽ mang lại những ưu thế vượt trội đáng kể so với các dòng xe khác của Mỹ và Nga. Thậm chí có thông tin cho thấy quân đội Trung Quốc đang phát triển một mẫu xe tăng khác thay cho Type 99, hứa hẹn vượt qua cả các dòng xe tăng T-14 của Nga, K2 của Hàn Quốc và các mẫu khác của phương Tây.

Chủ nhà Nga hào phóng, các nước tham dự Tank Biathlon 2021 sẽ lái xe tăng mới Chủ nhà Nga hào phóng, các nước tham dự Tank Biathlon 2021 sẽ lái xe tăng mới

Theo Zvezda, tập đoàn Uralvagonzavod vừa bàn giao lô xe tăng T-72B3 mới cho Quân đội Nga, số xe này sẽ được sử dụng trong ...

Vì sao Trung Quốc có được công nghệ bí mật sản xuất tăng T-72 của Liên Xô? Vì sao Trung Quốc có được công nghệ bí mật sản xuất tăng T-72 của Liên Xô?

Công nghệ bí mật về tăng T-72 của Liên Xô giúp các nhà thiết kế Trung Quốc trong việc chế tạo xe tăng thế hệ ...

/ vtc.vn