Hai phương án đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe ra sao?

Bộ Công an thừa ủy quyền Chính phủ báo cáo Quốc hội hai phương án về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe.

Tờ trình dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an đại diện Chính phủ trình Quốc hội. Đây là dự án luật được tách ra từ Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Tờ trình cũng nêu rõ, thực tiễn triển khai thực hiện việc cấp, quản lý giấy phép lái xe còn sơ hở, bất cập. Việc quản lý giấy phép lái xe chưa gắn với quản lý vi phạm của người tham gia giao thông. Trong nhiều vụ tai nạn giao thông, trách nhiệm chủ yếu thuộc về người lái xe gây tai nạn mà chưa gắn trách nhiệm của các cơ quan đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

5444 bo cong an sat hach cap giay phep lai xe

Về phạm vi điều chỉnh, Bộ Công an cho biết, Chính phủ thảo luận và thống nhất Dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định các vấn đề về: Quy tắc giao thông; đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe; đăng ký và cấp, thu hồi biển số xe cơ giới; tổ chức an toàn giao thông, chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ…

Tuy nhiên, còn có ý kiến đề nghị quy định vấn đề đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe theo 2 phương án.

Phương án 1: Vấn đề đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Phương án 2: Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) tiếp tục điều chỉnh vấn đề đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe. Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng nội dung thuyết minh phù hợp cho từng phương án.

Theo phân tích trong tờ trình của Chính phủ, đối với phương án 1, điều khoản về quản lý hành vi của người tham gia giao thông liên quan đến các khâu như: Đào tạo, sát hạch và cấp GPLX quy định trong dự thảo Luật Bảo đảm trật tự - ATGT đường bộ, được xây dựng trên cơ sở tham chiếu Công ước Vienna về giao thông đường bộ năm 1968 và tham khảo luật của nhiều nước trên thế giới (mô hình thành công nhất là Nhật Bản và Hàn Quốc). Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, cải cách hành chính và thực tiễn về trật tự, ATGT đường bộ hiện nay, Bộ Công an, Bộ GTVT, Bộ Tư pháp đã thống nhất để Bộ Công an báo cáo Quốc hội theo phương án 1. Đa số thành viên Chính phủ đồng ý với phương án 1.

Theo tờ trình, để đáp ứng yêu cầu đổi mới, cải cách hành chính và thực tiễn về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hiện nay, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tư pháp đã thống nhất để Bộ Công an báo cáo Quốc hội theo Phương án 1: vấn đề đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, để bảo đảm tính hợp lý, đồng bộ và thống nhất, phù họp với chuẩn mực quốc tế, bảo vệ tính mạng, tài sản, bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên do có ý kiến khác nên Chính phủ đưa ra phương án 2 để Quốc hội “tham khảo”.

Chính phủ cho biết theo thống kê, từ năm 2009 đến nay, cả nước xảy ra trên 334.000 vụ TNGT, làm chết khoảng 100.000 người, bị thương 336.000 người. Trên 90% số vụ TNGT do lỗi vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông, trong đó nhiều người lái xe có kỹ năng điều khiển, kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật giao thông còn rất kém.

PV (th)

Giấy phép lái xe không còn hiệu lực nếu bị... trừ hết điểm Giấy phép lái xe không còn hiệu lực nếu bị... trừ hết điểm
Tước giấy phép lái xe tải 2 tháng vì không nhường đường xe ưu tiên Tước giấy phép lái xe tải 2 tháng vì không nhường đường xe ưu tiên
Dự thảo Luật Giao thông đường bộ chỉ còn quy định 14 hạng Giấy phép lái xe Dự thảo Luật Giao thông đường bộ chỉ còn quy định 14 hạng Giấy phép lái xe
/ Nghề nghiệp và cuộc sống