Giăng bẫy, dụ "mồi" trước cổng chùa Thầy

Khi thấy du khách còn đang ngơ ngác định vị, hoặc mải ngắm cảnh, các đối tượng ở đình làng Thụy Khuê sẽ nhanh chóng áp sát nhằm giới thiệu khách vào khu vực đình thay vì vào chùa Thầy. Tại đây, du khách bị dụ mua đồ lễ với giá rất cao. Sự việc này diễn ra nhiều năm nay.

giang bay du moi truoc cong chua thay
Một đối tượng "cò mồi" đi chân đất làm lễ cho khách tại đình làng Thụy Khuê.

Lập lờ đánh lận con đen

Không khó để ghi lại hoạt động của nhóm đối tượng đang lộng hành ở đình làng Thụy Khuê – một ngôi đình cổ có khuôn viên khiêm tốn, nằm bên ngoài, ngay sát cửa soát vé Khu di tích chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội.

Một đầu tháng 3, dù đang có dịch SARS-CoV-2 (COVID-19) nhưng không khí du xuân bái Phật tại nơi đây vẫn khá tấp nập.

Quy trình của “cò mồi” thường bắt đầu từ việc chọn mục tiêu. Khi thấy du khách còn đang ngơ ngác định vị, hoặc còn mải ngắm cảnh, các đối tượng ở đình làng Thụy Khuê sẽ nhanh chóng áp sát, dùng đủ chiêu trò để hướng khách vào khu vực đình.

giang bay du moi truoc cong chua thay
giang bay du moi truoc cong chua thay
Đình làng Thuỵ Khuê nằm khiêm tốn cạnh Khu di tích chùa Thầy.

Tại đây, đối tượng cò mồi vào vai hướng dẫn viên nhiệt huyết, liến thoắng giới thiệu đình Thụy Khuê là đền Trình, là điểm đầu tiên trong hành trình khám phá Khu di tích chùa Thầy. Các đối tượng cũng nói, chỉ có đền Trình mới được phép dâng lễ thắp hương, các nơi khác trong chùa đều bị cấm.

giang bay du moi truoc cong chua thay
Một “cò mồi” tận tình hướng dẫn như thực chất để đưa du khách vào tròng mua lễ.

Theo quan sát của PV, bên trong khuôn viên đình làng Thụy Khuê, ở 2 bên sân đình, dù đã có biển cấm bán hàng nhưng vẫn có 5, 6 kiốt hoạt động công khai, chuyên kinh doanh dịch vụ đồ lễ trọn gói. Mỗi kiốt chia nhau một khoảnh gian nhà giải vũ, kê một bàn gỗ bên trên để la liệt đồ lễ, dăm ba chiếc ghế và một bản đồ cũ kỹ căng ở mảng tường phía sau.

Lạc vào ma trận

Đón hai du khách trẻ từ bãi đỗ xe vào tới tận bàn hướng dẫn, một phụ nữ có kiốt nằm góc trong cùng bắt đầu thao thao bất tuyệt như cái máy: "Chào mừng các em đã đến với chùa Thầy, nơi thờ vị cao tăng Từ Đạo Hạnh, người đã dạy cho nhân dân ở đây rất nhiều nghề...".

Màn giới thiệu kéo dài chưa đầy 2 phút và kết thúc bằng câu nói: "Trước khi mình đi tham quan thì phải làm lễ trình ở đây trước rồi các em mới bắt đầu đi tới các chùa chính". Đồng thời, người này cũng cho biết luôn về hai loại lễ chính được sử dụng là Lễ 3 và Lễ 5.

Theo đó, Lễ 3 gồm 3 mâm lễ. Mỗi mâm có 3 hộp bánh chè lam, 3 xấp tiền vàng mã, 3 cành lộc và 1 bộ kim ngân. Còn lễ 5 thì nhiều hơn với 5 mâm lễ. Mỗi mâm có 5 hộp bánh chè lam, 5 xấp tiền vàng, bó lộc và bộ kim ngân.

giang bay du moi truoc cong chua thay
Chủ một kiốt đang gói đồ lễ cho khách.

Rồi cũng chẳng cần hỏi xem khách đồng ý hay không, người phụ nữ thoăn thoắt châm hương, sửa lễ rồi bảo khách bê vào đình đặt lên ban thờ.

Cũng trong đình lúc ấy, có người thì bị đưa lễ, đưa hương vào tay rồi yêu cầu khấn vái. Sau khoảng 10 phút, đến lúc quay lại bàn thanh toán, nhiều du khách mới ngã ngửa khi bị hét những mức giá trên trời.

giang bay du moi truoc cong chua thay
Các đối tượng ở đình làng Thụy Khuê luôn chủ động đưa hương, lễ cho du khách rồi sau đó sẽ tìm cách tính tiền.

Với trường hợp của 2 du khách trẻ nọ, họ bị đòi tiền 3 mâm lễ là 450 nghìn đồng nhưng lại chỉ được nhận về hai lễ vì theo giải thích, một lễ phải để lại trong đình... cho các Ngài.

Khi thắc mắc giá mâm lễ quá cao cho 3 hộp bánh chè lam và lèo tèo vài cành lộc, người phụ nữ lập tức át giọng: "Tiền này là giá chung của nhà đình rồi, ai cũng thu như vậy hết".

giang bay du moi truoc cong chua thay
Danh mục mâm lễ 3, lễ 5 được cho khách xem chóng vánh.

Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, chỉ trong buổi sáng cuối tuần ngày 1.3, đã có hàng chục lượt khách ghé thăm di tích chùa Thầy và bị dẫn dụ vào ma trận đồ lễ và hầu hết kết thúc bằng cãi vã.

Trường hợp cặp vợ chồng trung niên ở Hà Đông, "cò mồi" là nam giới đi chân đất, khẳng định: lúc ở trong đình, 2 vợ chồng đã đồng ý dâng 5 lễ bởi thắp hương đủ 5 ban; trong khi vợ chồng khách khẳng định chỉ chủ động mua 2 lễ, số còn lại là bị dí vào tay.

Cãi cọ một lúc, "cò mồi" ném phịch đống lễ xuống bàn và thu tiền 2 mâm lễ 300 nghìn đồng. Tuy vậy, vợ của tay cò này không quên đòi thêm 80 nghìn đồng tiền vàng hoa đã được khéo léo cài vào mâm lễ từ bao giờ.

Lộng hành nhiều năm

Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều bậc cao niên nhận nhiệm vụ trông coi đình làng Thuỵ Khuê biết rất rõ về thực trạng nêu trên nhưng đành bất lực, cho qua để đổi lấy sự yên ổn. Có cụ cao niên còn thuộc cả tên, phân biệt được màu sắc mâm lễ là của cò mồi nào trong số 4 - 5 đối tượng đóng "kiốt" ở đình.

Đem nỗi bực dọc than phiền với những người bán hàng bên trong khu di tích chùa Thầy, các tiểu thương ở đây ngán ngẩm cho hay: "Lần đầu tiên đến đây thì ai cũng bị "lừa" vào đình, vì nó nằm ngay sát bãi đỗ xe luôn. Mấy đồ lễ họ bán cao hơn giá mình bán gấp 2 - 3 lần, họ đánh vào cái tâm lý ngại va chạm của khách khi đi chùa nên cứ làm tới vậy"...

Trao đổi với PV báo Lao Động, ông Tạ Văn Sửu, nguyên chủ tịch UBNX xã Sài Sơn cho biết, tình trạng “cò” lễ hoạt động ở đình làng Thuỵ Khuê đã có từ lâu nhưng manh động và nhức nhối nhất là từ năm 2010 đến nay.

Còn theo Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Đỗ Huy Chiến, đội "cò mồi" bán hàng đồ lễ trong khu di tích chùa Thầy đã hoạt động nhiều năm nay. Trước đó, chính quyền đã giao lực lượng Công an kiểm tra và đã xử lý dứt điểm được tình trạng này. Khi cơ quan chức năng nghĩ rằng không còn xảy ra nữa thì nhóm "cò mồi" trên lại quay trở lại hoạt động gây bức xúc.

Cũng theo ông Chiến, đình làng Thuỵ Khuê chỉ là đình của một làng và không nằm trong khu di tích chùa Thầy như nhóm "cò mồi" quảng cáo, mời chào du khách. "Rất cảm ơn quý báo đã phản ánh, tôi sẽ chỉ đạo anh em kiểm tra và xử lý ngay vấn đề này", ông Chiến cho biết.

Trao đổi với PV, cụ Hứa Bình - thủ từ đình Thụy Khuê cho biết, hiện trạng đám cò mồi chèo kéo, ép khách trả tiền lễ đã xảy ra từ lâu, chính quyền địa phương biết nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu.

"Chỗ ấy là chỗ dịch vụ, ủy ban dẹp nhiều lần rồi. Chúng tôi có ý kiến nhiều, khách cũng ý kiến, chúng tôi chỉ là các cụ già chả làm gì được. Đình là của chung, có phải của riêng chúng tôi đâu mà dám đuổi họ..." - cụ Bình nói.

Trao đổi với PV, cụ Hứa Bình - thủ từ đình Thụy Khuê cho biết, hiện trạng đám cò mồi chèo kéo, ép khách trả tiền lễ đã xảy ra từ lâu, chính quyền địa phương biết nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu.

"Chỗ ấy là chỗ dịch vụ, ủy ban dẹp nhiều lần rồi. Chúng tôi có ý kiến nhiều, khách cũng ý kiến, chúng tôi chỉ là các cụ già chả làm gì được. Đình là của chung, có phải của riêng chúng tôi đâu mà dám đuổi họ..." - cụ Bình nói.

Nhóm PV

giang bay du moi truoc cong chua thay Đò qua, đò lại ở chùa Hương "mùa… Covid-19"

Covid-19” thành ra lại yên ả. Siêu thị mini trên thuyền thanh thản xuôi. Có khách mấy đâu mà bật loa làm gì cho tốn ...

giang bay du moi truoc cong chua thay Giăng bẫy lừa, dụ người trẻ khởi nghiệp bằng "thần dược"

Núp trong vỏ bọc “Cộng đồng khởi nghiệp thời 4.0”, được chiêu dụ qua những khóa học thời thượng kiểu “ Facebook Marketing ”, song ...

giang bay du moi truoc cong chua thay Giăng bẫy lừa bán 8 cái mật lợn giá 210 triệu đồng

Do lười biếng lao động nhưng muốn có nhiều tiền để tiêu xài, Hà Trọng Long (SN 1963) và Đỗ Như Tài (SN 1960, cùng ...

/ laodong.vn