EU thời kỳ "hậu Merkel” sẽ ra sao?

Liên minh châu Âu (EU) thời kỳ "hậu Merkel” đang phải đối mặt với hàng loạt mối lo bên trong và hiểm họa bên ngoài. Nói cách khác, đối với EU, lý tưởng thì đầy ắp, nhưng thực tế lại rất mỏng manh.

Cùng với sự xuất hiện của tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz, thời điểm mà bà Angela Merkel, người đã nắm quyền 16 năm, nghỉ hưu đã bước vào giai đoạn đếm ngược. Đối với châu Âu và thế giới, điều này cũng có nghĩa là sự khép lại của một thời đại, và “thời kỳ hậu Merkel” của châu Âu đã bắt đầu.

Cùng với đó, việc Pháp với tư cách là một trong “hai động cơ chính của EU” cũng đã bước vào một mùa bầu cử mới, cộng thêm các diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, mâu thuẫn vốn có ở EU và thậm chí cả việc châu Âu ngày càng trở nên phức tạp, EU dường như đang bước vào một thời kỳ “trưởng thành” mới. Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu kiêm Đại diện cấp cao về chính sách Đối ngoại và An ninh của EU Josep Borrell Fontelles mới đây đã chủ động tiết lộ với bên ngoài những nội dung liên quan đến “Kim chỉ nam chiến lược” sắp được EU thúc đẩy thực hiện, trong đó đưa ra kết luận rằng “châu Âu đang trong quá trình thu hẹp về chiến lược”.

EU thời kỳ

Cựu Thủ tướng Đức A.Merkel.

Tài liệu tóm tắt những thách thức chính mà EU phải đối mặt thành ba mục. Thứ nhất, phạm vi ảnh hưởng kinh tế của EU đã bị thu hẹp. 30 năm trước, EU sở hữu 1/4 tài sản thế giới và 20 năm sau, EU chỉ còn hơn 10%. Thứ hai, những thách thức mới ngoài khu vực, sự cạnh tranh trên chiến trường chiến lược của EU đang ngày càng trở nên khốc liệt. Thứ ba, lĩnh vực chính trị của EU đang bị siết chặt, “giá trị tự do” ngày càng bị nghi ngờ.

Điều đó cho thấy, nguyện vọng bức thiết của EU về hội tụ nhận thức chung, củng cố tự cường nội khối, giành quyền tự chủ độc lập với bên ngoài. Kể từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đến nay, EU đã không lúc nào khỏi lo lắng và suy nghĩ về sự suy yếu tổng thể của khối, các ý tưởng, quy định, kế hoạch và biện pháp với cốt lõi là theo đuổi “tự chủ chiến lược” dồn dập được đưa ra mấy năm gần đây đã chứng minh rõ ràng vấn đề này.

Trong thời kỳ bà Angela Merkel nắm quyền từ năm 2005 đến nay, EU đã trải qua hàng loạt cuộc khủng hoảng và cũng được ghi dấu ấn sâu đậm với “thương hiệu Merkel”. Từ việc thúc đẩy Hiệp ước Lisbon để đối phó với cuộc khủng hoảng Điều ước Hiến pháp EU, đến việc giải cứu Hy Lạp khỏi cuộc khủng hoảng nợ châu Âu; từ việc kiên trì hòa giải quan hệ Nga-Ukraine một cách tự chủ, thúc đẩy ký kết và thực hiện hai “Thỏa thuận Minsk” trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng Ukraine, đến đáp lại lời kêu gọi của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhằm tái khởi động trục Pháp-Đức và ủng hộ “quyền tự chủ chiến lược” của châu Âu; từ việc kêu gọi “những ngày châu Âu hoàn toàn phụ thuộc người khác đã qua rồi” nhằm đối phó với sự đảo ngược chống toàn cầu hóa “nước Mỹ trên hết” của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, đến từ chối rõ ràng yêu cầu của Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc Đức và châu Âu phải chọn phe giữa Trung Quốc và Mỹ... Có thể thấy, bà Angela Merkel đã dẫn dắt châu Âu hết khởi điểm mới này tới khởi điểm mới khác.

Khi đại dịch COVID-19 hoành hành và nội bộ EU phổ biến có tư duy “nhà ai người ấy lo”, bà Angela Merkel và ông Emmanuel Macron đã chung tay phản đối đề xuất “quốc gia cần kiệm” và phát động quỹ phục hồi “Thế hệ tiếp theo của EU”, không chỉ chi viện cho cuộc chiến chống lại dịch bệnh mà còn lưu lại ý tưởng phát triển nền tài chính chung cho EU trong tương lai. Trong những năm gần đây, các nhà lãnh đạo Pháp, Đức và EU không ngừng hô hào và củng cố khái niệm “tự chủ chiến lược châu Âu” như một điểm tựa để ứng phó với các vấn đề liên quan, quy tụ lòng người và sức mạnh, chống lại áp lực và cạnh tranh của bên ngoài. EU đã đưa ra một loạt các chính sách và biện pháp ứng phó với chủ đề nổi bật về “tự chủ chiến lược” một cách toàn diện và đồng loạt...

Trước hết, động cơ Đức-Pháp có nguy cơ bị giảm tốc và thiếu lực đẩy. Một mặt, với sự ra đi của bà Angela Merkel, rất khó để Đức và Pháp trong thời gian ngắn có thể tái hiện lại khung cảnh hoành tráng “Merk-ron” (Merkel-Macron) như trước đây. Mặc dù không phải là một chính trị gia kỳ cựu, song ông Olaf Scholz có kinh nghiệm của lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội và từng là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Đức. Ông cũng hoàn toàn ủng hộ hội nhập châu Âu, nhưng sẽ mất nhiều thời gian để ông giành được quyền lực như người tiền nhiệm, thêm vào đó là ông lãnh đạo một chính phủ liên hợp gồm 3 đảng có nhiều khác biệt về quan điểm, và ông cũng cần phải có thời gian tiếp xúc và tạo dựng tình cảm cá nhân với nhà lãnh đạo Pháp. Hơn nữa, cộng hưởng chung tần số mà trục Pháp-Đức đòi hỏi không phải tự nhiên mà có, mà là kết quả của cuộc đấu tranh của hai bên để cho ra ước số chung lớn nhất. Mặt khác, cuộc tổng tuyển cử của Pháp vào tháng 4/2022 đang đến gần và các ứng cử viên đang cạnh tranh trong cục diện “4 + 1”.

Tổng thống Emmanuel Macron, người đã tích cực thúc đẩy việc tái khởi động trục Pháp-Đức và hoàn toàn ủng hộ việc tự chủ chiến lược của châu Âu, dù có lợi thế tương đối nhưng vẫn không phải là người nắm chắc phần thắng. Điều đáng nói, Pháp sẽ là Chủ tịch luân phiên của EU trong nửa đầu năm 2022. Đây không chỉ là cơ hội để ông Emmanuel Macron thu thập phiếu bầu cho cuộc bầu cử của mình và thúc đẩy hội nhập châu Âu, mà cũng có thể trở thành một “quả bom” làm trầm trọng thêm các nhân tố quan trọng liên quan.

Thứ hai, khi đại dịch COVID-19 tiếp diễn, sự phục hồi kinh tế của EU đang chịu áp lực và khoảng cách Bắc-Nam ngày càng nới rộng. Dịch bệnh đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế và xã hội châu Âu. Một số mâu thuẫn vốn có đã ngày càng gia tăng như giá năng lượng tăng cao, cung và cầu không khớp, lạm phát cao, chuỗi ngành nghề và chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Hàng loạt yếu tố đang hạn chế sự phục hồi bền vững của nền kinh tế châu Âu. Đặc biệt, dịch bệnh càng làm trầm trọng thêm khoảng cách kinh tế giữa hai miền Nam-Bắc. Thứ ba, rạn nứt giữa Đông và Tây Âu ngày càng gia tăng. Gần đây, các tranh chấp về độc lập tư pháp giữa Ba Lan và EU đã khiến châu Âu đầy sóng gió. Thứ tư, Mỹ và châu Âu tiếp tục bất hòa và “tự chủ chiến lược” của EU tiếp tục chịu sức ép. Những thay đổi đáng kể đã diễn ra trong quan hệ Mỹ-Âu sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Chính sách “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương” của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến “tâm lý kiêu ngạo” tự cho mình là trung tâm của EU. Thậm chí, một loạt các biện pháp mà Mỹ thực hiện trong thời kỳ chính quyền của ông Donald Trump thậm chí còn khiến EU với Đức và Pháp đứng đầu phải chán nản.

Từ những luận điểm này, có thể thấy rõ ràng EU trong “thời kỳ hậu Merkel” vẫn chưa sẵn sàng đối phó với nhiều biến số bên trong và bên ngoài, và hướng đi tiếp theo của khu vực này vẫn còn mang tính không xác định.

Kinh tế châu Âu tiêu điều vì biến chủng Omicron Kinh tế châu Âu tiêu điều vì biến chủng Omicron

Biến chủng Omicron với tốc độ lây lan chóng mặt tạo ra rất nhiều khó khăn cho các quốc gia châu Âu.

EU chìm sâu trong khủng hoảng, giá khí đốt tăng vượt mức lịch sử EU chìm sâu trong khủng hoảng, giá khí đốt tăng vượt mức lịch sử

Châu Âu chìm trong khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng, khi giá khí đốt tăng kỷ lục trong lịch sử, lên tới 2.200USD/1.000m3 vào hôm ...

/ cand.com.vn