Dân chặn đường ôtô né BOT Biên Hòa: 2 nỗi khốn khổ...

Người dân dùng đá chặn xe trọng tải lớn đi vào không sai vì liên quan đến an toàn của họ, nhưng tài xế né trạm thu phí cũng không đáng trách.

Xe tải tránh trạm thu phí thành nỗi sợ của dân

Đường D02 ở ấp Bàu Cá (xã Trung Hòa, Trảng Bom, Đồng Nai) lâu nay trở thành tuyến né trạm thu phí BOT Biên Hòa cho tài xế các loại ôtô.

Đường D02 dài hơn 2 km, rộng từ 4-5 m, được thảm nhựa và có hình cánh cung khi 2 đầu nối vào quốc lộ 1. Năm 2014, trạm thu phí tuyến tránh TP Biên Hòa được đặt trên quốc lộ 1, đoạn thuộc xã Trung Hòa nên nhiều ôtô chạy vào đường D02.

Theo phản ánh của người dân nơi đây thì xe tải nặng hàng chục tấn, ôtô con, ôtô khách chạy cả ngày lẫn đêm. Nhiều đoạn đường bị xe làm hư hỏng, sụt lún. Thậm chí, tường rào của Trường phổ thông dân tộc nội trú Đồng Nai bị xe tải làm nứt, vỡ, gần đổ sập.

Nhiều tháng trước, họ cùng nhau làm barie chặn ở 2 đầu đường để ngăn xe vào. Tuy nhiên, barie hoạt động chưa được bao lâu thì bị ôtô húc đổ, nền bê tông ở cổng ra vào của nhiều gia đình bị bánh xe cán bể nát.

Dân kê đá chặn đường

Để bảo vệ đường, bảo vệ an toàn giao thông trong khu dân cư, những ngày qua người dân ấp Bàu Cá cẩu những tảng đá nặng hàng trăm kg đặt bên lề, ngăn xe tải.

Trước tình trạng xe chạy vào đường D02 né trạm, chính quyền xã Trung Hòa buộc đặt các bảng thông báo cấm xe có tải trọng trên 3 tấn. Chính quyền huyện Trảng Bom cũng tổ chức đặt các biển cấm xe tải vào những khung giờ cao điểm để đảm bảo an toàn giao thông, nhưng tình trạng vẫn tái diễn.

Trao đổi với Đất Việt, ngày 10/9, ông Hoàng Xuân Hà - Giám đốc một công ty tại ấp Bàu Cá, Xã Trung Hoà cho biết: "Theo tôi, việc tài xế trốn trạm thu phí vì lợi nhuận, vì kế sinh nhai thì cũng đúng, vì mức thu phí quá cao.

Mà những người dân họ chặn đường bằng đá thì cũng đúng, vì đường nông thôn làm cho tải trọng nhẹ mà giờ toàn xe tải trọng lớn, hỏng hết đường rồi ai sửa cho họ, tạo thành ổ gà, ổ voi đi nguy hiểm.

Người dân họ cũng bức xúc lắm, xe quá tải đi qua phá nát hết, ngay như anh trai tôi đường đang đẹp, thoáng, xe quá tải đi qua gây sập cống giữa đường, nên tự nhiên ngày nào cũng phải để cành cây vào đó báo hiệu chỗ đường hỏng, không thì tai nạn liên tục.

Rồi tuyến đường bé, người già, trẻ em, khói bụi ô nhiễm, tất cả đều rất nguy hiểm, nên nếu kéo dài thì không ai chấp nhận được".

Đi qua trạm thì bức xúc vì mức thu phí cao

Trong một diễn biến khác, cũng theo ông Hà, chiều ngày 9/9, trên đường đi làm về qua trạm thu phí Biên Hòa, ông thấy rất đông xe cộ, thấy có rất nhiều công an đứng điều tiết giao thông, rất đông người tụ tập.

"Khi qua trạm thu phí tôi có hỏi người thu tiền, có chuyện gì xảy ra thế anh, thì người đó chỉ nhìn tôi cười, không nói gì, lúc đó tầm 7h tối là thu phí trở lại bình thường, tôi cũng không biết có chuyện xả trạm.

Người dân bức xúc khi ùn tắc giao thông tại trạm thu phí chiều ngày 9/9

Sáng nay tôi cũng đi qua trạm thu phí, thì thấy hoạt động vẫn bình thường, vẫn thu phí không có xả trạm, cũng không ùn tắc", ông Hà kể lại.

Cũng theo nhận định của ông Hà thì mức thu phí hiện nay quá cao, không hợp lý, thu phí cho tuyến đường tránh Võ Nguyên Giáp, nhưng đáng lẽ phải làm BOT ở đâu phải thu phí ở đó. Chứ hiện nay, nhiều người đi tuyến từ Biên Hòa về mà phải đóng phí cho tuyến đường mình không đi thì ai chấp nhận được.

"Nhà tôi cũng có xe tải 1,2 tấn, nhưng tôi không bao giờ trốn trạm, vì sợ làm hỏng đường của dân, của chính hàng xóm của mình, thì không nên. Nhiều khi tài xế họ bức xúc lắm, ngồi quán cà phê 10 người thì 9 người kêu, chứ không phải là chuyện nhỏ nữa.

Nhiều người bảo tôi an phận, nhưng nghĩ nếu có phản đối cũng giải quyết vấn đề gì, cũng không làm được gì, chỉ mệt thân nên tôi chấp nhận", ông Hà thổ lộ.

Trước đó, chiều ngày 9/9, đơn vị quản lý trạm thu phí tuyến tránh Biên Hòa (đặt trên quốc lộ 1, đoạn thuộc xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) buộc phải xả trạm để đảm bảo giao thông qua khu vực.

Sự việc xảy ra khi nhiều tài xế cùng lúc dùng tiền lẻ mua vé qua trạm vào 17h cùng ngày, làm giao thông tắc nghẽn.

Trạm thu phí dự án quốc lộ 1, tuyến tránh TP Biên Hòa hoạt động từ năm 2014. Do đặt trên quốc lộ 1 ở khu vực xã Trung Hòa (Trảng Bom, Đồng Nai) có mật độ dân cư đông và cách xa tuyến tránh TP Biên Hòa nhiều km nên người dân bức xúc.

(http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/dan-chan-duong-oto-ne-bot-bien-hoa-2-noi-khon-kho-3342805/)

Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng: "Thu phí BOT hiện nay như kiểu trấn lột"

Chủ đầu tư dự án BOT không đấu thầu, không cần tiền, không cần tính đến chuyện lỗ. Mức phí chủ đầu tư áp đặt ...

Triệu tập lái xe trả tiền lẻ: Bất ngờ lời tài xế

Tại trụ sở CA, tài xế cho biết bị nhắc nhở về hành động trả phí bằng tiền lẻ, định hướng viết lời khai không phải ...

\'Ở Việt Nam, đầu tư BOT kiểu gì cũng lãi, chỉ dân nghèo là thiệt!\'

Luật sư Trương Thanh Đức, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) nêu thực tế, nhà đầu tư chỉ lo ...

Dùng BOT chừng nào trả phí chừng đó: ĐBQH hoan nghênh

Việc dân đi BOT chừng nào trả phí chừng đó nếu làm được sẽ tạo ra sự công bằng. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là dùng cách nào ...

/ Theo Châu An/baodatviet.vn