Đã chết vẫn đi khám ... bảo hiểm xã hội

Vừa qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam có văn bản yêu cầu BHXH Đắk Lắk kiểm tra dấu hiệu gian lận trong thanh toán chí phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, bao gồm 51 trường hợp đã chết nhưng vẫn phát sinh chi phí khám chữa bệnh hơn 276 triệu đồng.    

Cụ thể, theo BHXH tỉnh Đắk Lắk có 1 bệnh nhân là Nguyễn Thị C. đã chết nhưng sau đó phát sinh chi phí khám chữa bệnh BHYT. Cụ thể, bệnh nhân C. điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên từ ngày 21 đến ngày 23/1; được chính quyền cấp giấy khai tử cùng ngày 23/1. Đến ngày 1/2, cũng tại bệnh viện này phát sinh chi phí khám chữa bệnh với thông tin của bà C, tổng chi phí phát hơn 132.000 đồng.

Theo lý giải của Khoa cấp cứu ban đầu, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, lúc đó bệnh nhân vào khoa cấp cứu đông, việc kiểm tra đối chiếu giữa CMND và bệnh nhân không chuẩn xác nên có sai sót và chịu trách nhiệm sai sót này. Lãnh đạo bệnh viện yêu cầu khoa và kíp trực kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc, không để lặp lại; đồng thời hoàn trả số tiền trên cho cơ quan BHXH.

BHXH tỉnh Đắk Lắk xác định có 48 bệnh nhân đi khám chữa bệnh trước ngày qua đời, nhưng khi Phòng Chế độ BHXH nhập thông tin ngày chết lên hệ thống dữ liệu điện tử, phần mềm mặc định là ngày 1 của tháng nên mới có sự nhầm lẫn rằng bệnh nhân bị "khai tử" khi còn sống.

da chet van di kham bao hiem xa hoi
Trụ sở cơ quan BHXH tỉnh Đắk Lắk

Ông Lê Quang Tiệm – Trưởng phòng Chế độ thuộc BHXH tỉnh Đắk Lắk - giải thích: “Ví dụ bệnh nhân chết ngày 20 nhưng anh em thường nhập theo tháng nên đưa vào ngày 1 hằng tháng". Chi phí khám chữa bệnh phát sinh trong thời điểm người bệnh thực tế còn sống nhưng do lỗi nhập sai ngày chết nên mới có sự hiểu lầm.

Riêng trường hợp đã chết rồi nhưng vẫn phát sinh chi phí khám chữa bệnh là do thời điểm đó, BV Đa khoa Vùng Tây Nguyên đang chuyển trụ sở nên dữ liệu phần mềm “giải quyết chế độ chính sách” trục trặc.

Ông Tiệm cho biết thêm: “Lẽ ra phần mềm tốt thì sẽ phát hiện ra số thẻ của bà C không còn giá trị sử dụng. Tuy nhiên, thời điểm này đã chuyển bệnh viện nên mới có chi sai. Việc này chúng tôi đã có làm việc với Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên”

Bên cạnh đó, BHXH Đắk Lắk cũng giải thích về các trường hợp nhầm lẫn khác. Cụ thể, bệnh nhân Nguyễn Văn C. (mã số sổ BHXH 6623280459) đã chết trùng họ tên, năm sinh với Nguyễn Văn Châu (mã số sổ 6623331617) hiện còn sống; Nguyễn Thị C. (mã số sổ BHXH 6623585974) đã chết trùng tên họ, năm sinh với Nguyễn thị C. (mã số sổ BHXH 6623961433) hiện còn sống. Việc trùng tên là do lỗi đồng bộ mã số người đã chết mang mã số BHXH người đang còn sống.

da chet van di kham bao hiem xa hoi

Trước đó, tại huyện Đắk Đoa (Gia Lai) có 11 bệnh nhân được ghi nhận đã tử vong nhưng khi ngành chức năng rà soát lại thấy tất cả vẫn đang sống và thực tế có phát sinh chi phí khám chữa bệnh trùng khớp trên dữ liệu hệ thống thanh toán BHYT. Theo Bảo hiểm xã hội huyện Đắk Đoa, nguyên nhân là “lỗi thao tác” của cán bộ làm công tác thanh toán BHYT thuộc cơ sở khám chữa bệnh xác định sai trên hệ thống.

BHXH Gia Lai cũng xác định có 48 trường hợp đang sống nhưng bị “khai tử” trên hệ thống dữ liệu điện tử phục vụ quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Nguyên nhân được các đơn vị này giải thích là khi làm thủ tục để thanh toán, các nhân viên đã “bấm nhầm vào ô tử vong”.

Ngoài ra, còn có 4 trường hợp đã chết nhưng người thân lại lạm dụng thẻ BHYT của người đã mất để đi khám chữa bệnh. Các cơ sở y tế không kiểm tra kỹ chứng minh nhân dân, giấy khai sinh nên không phát hiện ra gian lận này.

PV (th)

Theo NN&CS

da chet van di kham bao hiem xa hoi Bảo hiểm xã hội Việt Nam giữ vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội
da chet van di kham bao hiem xa hoi Sau năm 2020, người lao động không được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần?
da chet van di kham bao hiem xa hoi Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: "Không có chuyện vỡ quỹ bảo hiểm xã hội"