Của ngon đem xuất khẩu: Bài học hàng Thái Lan

(Thị trường) - Trong khi doanh nghiệp Việt mải mê xuất khẩu thì hàng Thái Lan với cách làm bài bản đã xâm chiếm thành công thị trường Việt.

Trước nghịch lý thị trường nội địa Việt Nam: hàng ngon đem xuất khẩu, còn hàng kém, hàng ế... thì đem tiêu dùng nội địa, PGS.TS Phạm Tất Thắng, chuyên viên cao cấp Bộ Công thương đã chỉ ra những khác biệt trong cách làm của doanh nghiệp Việt với doanh nghiệp nước ngoài.

Theo vị chuyên gia, trong nền kinh tế thị trường, hàng bán trong thị trường nội địa và hàng xuất khẩu phải tuân theo quy luật của thị trường, nếu không làm được điều đó thì không bán được sản phẩm.

Về nguyên tắc, khi doanh nghiệp đem hàng đi bán ở nước ngoài thì phải xem nhu cầu của khách hàng thế nào, đòi hỏi về chất lượng, mẫu mã ra sao..., doanh nghiệp có đáp ứng được thì mới bán được hàng.

"Giữa thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu, nhiều trường hợp doanh nghiệp còn bám riết vào thị trường nội địa để lấy ý kiến dân cư, thu thập nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó điều chỉnh lại hàng hóa của mình, đối chiếu với nhu cầu của khách hàng nước ngoài, lúc đó doanh nghiệp mới mang hàng đi xuất khẩu, hàng lúc ấy mới đảm bảo hơn.

Nó khác hẳn với cách ứng xử giữa hàng nội địa và hàng xuất khẩu ở thời kỳ trước đây: doanh nghiệp chủ yếu làm theo đơn đặt hàng, hàng nhiều lỗi, bị trả về thì tiêu dùng trong nội địa với tư duy theo kiểu "buôn cau thì ăn chũm", "nuôi gà thì ăn gà toi", PGS.TS Phạm Tất Thắng cho biết.

Hiện tượng một số mặt hàng trên thị trường nội địa không đảm bảo được yêu cầu, theo vị chuyên viên cao cấp Bộ Công thương, là do cơ quan quản lý nhà nước yếu kém, quan điểm kinh doanh của doanh nghiệp không phù hợp.

"Nếu tiếp tục tình trạng này thì chúng ta sẽ mất thị trường nội địa. Trong khi đó, các nhà kinh doanh nước ngoài không làm theo kiểu đó, họ tuân theo quy luật thị trường, đem hàng tốt đến cho người dân Việt Nam", ông Thắng cảnh báo.

cua ngon dem xuat khau bai hoc hang thai lan

Hàng Thái Lan đã thành công trong việc xâm chiếm thị trường Việt Nam. Ảnh minh họa

Minh chứng cho điều này, vị chuyên gia dẫn cách thâm nhập thị trường Việt Nam bài bản của hàng Thái Lan làm ví dụ.

Theo đó, hàng năm Thái Lan mở các hội chợ rất hoành tráng quảng bá cho hàng hóa và thương hiệu Thái Lan để đánh tín hiệu tới người tiêu dùng Việt Nam rằng hàng Thái chất lượng tốt, giá cả phải chăng.

Doanh nghiệp Thái Lan lại đưa những hàng hóa đó vào các siêu thị, trong hệ thống phân phối để đảm bảo người Việt Nam có sự tìm hiểu khi mua hàng hóa đó.

Bên cạnh đó, người Thái còn đưa hàng của mình vào các chợ phát luồng như chợ Đồng Xuân (Hà Nội), chợ Hàn (Đà Nẵng), chợ Đông Ba (Huế), chợ Bến Thành (TP.HCM)... Họ khuyến khích hình thành nên các cửa hàng tiện lợi, bám sát các khu dân cư của Việt Nam.

Họ buôn bán hàng Thái Lan nhưng sử dụng nhà cửa của Việt Nam, lao động Việt Nam, phương tiện Việt Nam, vốn của người Việt Nam... Theo đánh giá của một số chuyên gia phân tích, người Thái đã thành công.

Người phụ nữ Việt Nam, vốn là người có quyền quyết định ngân sách, hướng chi tiêu trong gia đình, giờ có nhu cầu mua bán bất cứ đồ dùng gì trong gia đình đều mua hàng Thái Lan, từ đồ nhà bếp, điện tử gia dụng đến quần áo, mỹ phẩm...

Hàng Thái Lan với cách làm trên đã tạo dựng được chỗ đứng tương đối vững chắc trên thị trường Việt Nam", PGS.TS Phạm Tất Thắng phân tích.

Ông cũng khẳng định cách làm trên không sai, bởi trong thỏa thuận của Cộng đồng kinh tế ASEAN, 10 quốc gia đã thống nhất đưa thị trường của khối thành một thị trường đơn nhất, ai cũng có quyền và nếu chúng ta để họ hành động như vậy thì ta mất thị trường, trong khi đó ta không đưa được hàng hóa vào thị trường của họ...

"Đây là lỗi của chúng ta, chúng ta đã không tận dụng cơ hội, để cho thách thức lấn át, cuối cùng thua trong cuộc cạnh tranh.

Điều cần làm trước hết là phải thay đổi tư duy của nhà kinh doanh Việt Nam và người sản xuất hàng hóa Việt Nam", ông Thắng nhấn mạnh.

Trước việc nhiều doanh nghiệp than quay lại thị trường nội địa quá khó khăn, một lần nữa PGS.TS Phạm Tất Thắng nhấn mạnh, đó là do cách quản lý nhà nước và mối hệ giữa các nhà sản xuất với hệ thống phân phối.

Quay lại thị trường nội địa là yêu cầu sống còn của ngành sản xuất hàng hóa Việt Nam, ông Thắng khẳng định. Nhiều năm qua Việt Nam chủ trương Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, các cơ quan quản lý nhà nước luôn có chương trình, chính sách hỗ trợ cho việc sản xuất hàng Việt, tiêu dùng hàng Việt ở vùng sâu vùng xa, tổ chức các hội chợ, các buổi bán hàng để người tiêu dùng tiếp xúc với hàng Việt.

Cho rằng đây là việc làm cần thiết nhưng theo ông Thắng, như vậy là chưa đủ. Phải có điều kiện, phương pháp cho phù hợp để hàng Việt trụ lại trên đất Việt.

Vị chuyên gia chỉ rõ, doanh nghiệp Việt vẫn chưa chú ý đúng mức đến chuyện làm thế nào sản xuất hàng hóa cho người Việt?

Chẳng hạn như ngành dệt may, ông dẫn ví dụ, hiện có một số mặt hàng sản xuất tốt nhưng hàng cao cấp phục vụ cho người có nhu cầu lại đang bị nước ngoài khống chế hoàn toàn. Trong khi đó, phân khúc giá rẻ, bình dân lại để cho hàng Trung Quốc làm chủ. Ở phân khúc hàng tầm trung có hàng Thái Lan, Malaysia, Indonesia chiếm lĩnh.

Hiện nay một số thương hiệu của Việt Nam như May 10, Việt Tiến, Nhà Bè... đã có sự thay đổi trong sản phẩm, hệ thống phân phối. Sự điều chỉnh này, theo ông Thắng, là rất cần thiết để giành lại thị trường nội địa.

cua ngon dem xuat khau bai hoc hang thai lan Gia đình, bạn bè khóc ngất trong lễ hỏa táng Á hậu Thái Lan

Lễ hỏa táng Á hậu Thái Lan 2005 Nursara Suknamai được tổ chức vào chiều 8/11 tại tỉnh Pathum Thani.

cua ngon dem xuat khau bai hoc hang thai lan Cầu thủ Thái Lan: "ĐTVN đang có mọi thứ cần thiết để vô địch AFF Cup"

Cùng đồng đội đặt mục tiêu trở thành đội đầu tiên 3 lần liên tiếp vô địch AFF Cup, nhưng Korrakot Wiriyaudomsiri của ĐT Thái ...

cua ngon dem xuat khau bai hoc hang thai lan Nỗi buồn nước dừa, phở Việt tại Mỹ, Nhật gắn mác "made in" Thái Lan

Là đặc sản của Việt Nam nhưng phở bò, nước dừa, nước mắm… tại các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ lại là ...

  • Thành Luân

/ http://baodatviet.vn