Công ty Ba Đình "bắt tay" doanh nghiệp biến Khách sạn Bàn Cờ thành của riêng thế nào?

Thật lạ lùng khi Công ty TNHH Kinh doanh tổng hợp Huy Hùng không mua tài sản trên đất nhưng lại được cấp “quyền sở hữu riêng”.

Như VTC News đưa tin, Công ty Ăn uống Dịch vụ Du lịch Ba Đình khi cổ phần hoá đã không đưa khách sạn Bàn Cờ cao 9 tầng (87 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) vào giá trị doanh nghiệp. Hiện, bất động sản này đang được cấp cho Công ty TNHH Kinh doanh tổng hợp Huy Hùng. Như vậy, nghi vấn được đặt ra là khối tài sản Nhà nước đang bị doanh nghiệp "tận chiếm"?

Khu đất vàng 87 Nguyễn Thái Học (P.Văn Miếu, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội) có diện tích 451m2 do Công ty Dịch vụ Du lịch Ba Đình, nay là Công ty Ăn uống Dịch vụ Du lịch Ba Đình (Công ty Ba Đình) quản lý, sử dụng. Công ty Ba Đình liên doanh với Công ty Vật tư Quận 3 (TP.HCM, sau đổi thành Công ty Thương mại Vật tư quận 3) đầu tư xây dựng khách sạn Bàn Cờ cao 9 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng là 2.921m2.

cong ty ba dinh bat tay doanh nghiep bien khach san ban co thanh cua rieng the nao
Khu đất vàng 87 Nguyễn Thái Học và tài sản trên đất được cấp “sổ” cho một doanh nghiệp tư nhân là Công ty TNHH Kinh doanh tổng hợp Huy Hùng. (Ảnh: Hoàng Hưng)

Khi cổ phần hoá năm 1998, Công ty Ba Đình đã không đưa tài sản là khách sạn Bàn Cờ (cao 9 tầng) vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.

Theo báo cáo của Thanh tra TP.Hà Nội, từ sau 31/12/2012, giá trị còn lại của khách sạn Bàn Cờ thuộc sở hữu của Nhà nước. Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xác định giá trị còn lại đối với tài sản trên đất tại số 87 Nguyễn Thái Học theo quy định gồm cả nhà và đất.

Nhưng bất ngờ là hiện nay Công ty TNHH Kinh doanh tổng hợp Huy Hùng (Công ty Huy Hùng, trụ sở tại 131 Thái Hà, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội) lại được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất và bổ sung quyền sở hữu đối với công trình xây dựng Khách sạn Bàn Cờ. Đây rõ ràng là việc “hô biến” tài sản nhà nước thành tài sản tư.

Vậy quá trình này diễn ra thế nào?

Theo điều tra của VTC News, khi tiến hành xây dựng Khách sạn Bàn Cờ năm 1992, Công ty Vật tư Quận 3 đã vay của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Khi Công ty Vật tư quận 3 phá sản vào 2007, Vietcombank được quản lý và khai thác, sử dụng khách sạn Bàn Cờ.

Đến 2010, Vietcombank làm thủ tục bán đấu giá với tài sản đảm bảo là quyền quản lý và khai thác, sử dụng khách sạn Bàn Cờ đến hết ngày 31/12/2012. Tại cuộc đấu giá lần này, Công ty Huy Hùng trúng đấu giá khoản nợ trên.

Như vậy, sau thời điểm 31/12/2012, khu đất 451m2 tại số 87 Nguyễn Thái Học và tài sản trên đất là Khách sạn Bàn Cờ thuộc sở hữu của nhà nước.

Tuy nhiên, hết thời hạn trên, Công ty Huy Hùng có văn bản gửi UBND TP.Hà Nội đề nghị được xin thuê lại đất 87 Nguyễn Thái Học.

Ngày 29/11/2013, Sở Tài nguyên Môi trường có tờ trình đề nghị UBND.TP Hà Nội ra quyết định thu hồi 451,0m2 đất tại số 87 Nguyễn Thái Học cho Công ty Huy Hùng thuê để tiếp tục sử dụng cùng công trình đã xây dựng làm khách sạn.

Trên cơ sở tờ trình của Sở Tài nguyên Môi trường, ngày 27/12/2013, UBND.TP Hà Nội ban hành quyết định về việc thu hồi 451,1m2 đất tại số 87 Nguyễn Thái Học để giao cho Công ty Huy Hùng thuê, tiếp tục sử dụng cùng với công trình đã xây dựng.

Ngày 29/1/2015, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.Hà Nội ký hợp đồng thuê đất với Công ty Huy Hùng.

Ngày 13/8/2015 cơ quan này bàn giao mốc giới ngoài thực địa và cấp trích lục bản đồ tỷ lệ 1/500 ngày 25/8/2015.

Đến ngày 9/10/2015, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho Công ty Huy Hùng và ngày 29/01/2016 chứng nhận bổ sung quyền sở hữu đối với công trình cho Công ty Huy Hùng trong thời hạn 50 năm.

Theo tìm hiểu, việc Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND TP.Hà Nội ra quyết định thu hồi 451,1m2 đất tại số 87 Nguyễn Thái Học và giao cho Sở Taì nguyên và Môi trường, Sở tài chính làm thủ tục cho Công ty Huy Hùng thuê đất 50 năm kể từ 2010 là không đúng theo quy định pháp luật tại Luật Đất đai 2003 và Quyết định 49/2008/QĐ-UBND ngày 25/11/2008 của UBND TP.Hà Nội.

Bên cạnh đó, Sở Tài chính Hà Nội xác định đơn giá thuê đất cho Công ty Huy Hùng đối với diện tích đất 451m2 tại 87 Nguyễn Thái Học nhưng không tính giá trị tài sản trên đất là Khách sạn Bàn Cờ là không đúng quy định.

Vậy tại sao khách sạn Bàn Cờ cao tới 9 tầng lại bị "bỏ quên" khi doanh nghiệp cổ phần hóa? Tại sao Khách sạn Bàn Cờ là tài sản Nhà nước, Công ty Huy Hùng nghiễm nhiên được cấp quyền sở hữu riêng? Các doanh nghiệp toan tính gì trong vụ việc này? Và cơ quan quản lý có sai phạm khi cấp quyền cho doanh nghiệp sở hữu tài sản của Nhà nước với giá "rẻ bèo"?

VTC News sẽ tiếp tục phản ánh.

cong ty ba dinh bat tay doanh nghiep bien khach san ban co thanh cua rieng the nao "Không doanh nghiệp nào hiện nay dám bỏ 100.000 tỷ đồng để làm đường sắt"
cong ty ba dinh bat tay doanh nghiep bien khach san ban co thanh cua rieng the nao Người Thái chi tỉ đô thâu tóm nhiều doanh nghiệp đầu ngành của Việt Nam
cong ty ba dinh bat tay doanh nghiep bien khach san ban co thanh cua rieng the nao "Xử lý nghiêm doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa có hình ảnh đường lưỡi bò phi pháp"
/ vtc.vn