Công khai, bêu tên người xả rác kèm phạt nặng?

Nếu chỉ công khai hình ảnh, nhắc nhở, bêu tên... thì chưa đủ, mà cần phải xử phạt thật nặng

Người dân, trí thức, cán bộ cũng xả rác

UBND quận Hoàn Kiếm đang cân nhắc việc đưa hình ảnh người xả rác bừa bãi công khai trên bảng điện tử được lắp đặt tại các tuyến phố đi bộ ở Hồ Gươm. Việc cân nhắc dựa trên báo cáo của Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) cho biết, đơn vị này mới cung cấp hình ảnh để cơ quan chức năng xử phạt 6 trường hợp vi phạm quy định xả rác trên phố đi bộ Hồ Gươm với tổng tiền phạt 13 triệu đồng. Tình trạng xả rác bừa bãi ở khu vực cũng giảm đi rõ rệt.

cong khai beu ten nguoi xa rac kem phat nang

Rác vẫn đổ ngay biển cấm đổ rác. Ảnh: TTO

Trao đổi với Đất Việt, ông Phan Đăng Long (60 tuổi, Hàng Trống, Hà Nội) cho rằng, có tình trạng người dân thiếu ý thức, vô tư xả rác là do thực thi pháp luật không nghiêm, có quy định nhưng xử phạt không được bao nhiêu.

"Có lẽ 6 trường hợp nêu trên cũng là lần đầu tiên các trường hợp xả rác bừa bãi bị xử phạt ở nước ta.

Nếu vi phạm mà không bị xử lý thì họ sẽ tiếp tục vi phạm. Vì thế, cần phải xử phạt thật nặng và phải nhân rộng việc xử phạt trên tất cả các tuyến phố chứ không riêng khu phố đi bộ", ông Long nói.

Về đề xuất công khai danh tính, hình ảnh người xả rác trên bảng điện tử công cộng tại các tuyến phố đi bộ, ông Long cho rằng cần cân nhắc quyết định với từng trường hợp cụ thể.

"Việc xả rác bừa bãi ở Việt Nam ngoài do ý thức còn do văn hóa, giáo dục, do thói quen sinh hoạt. Không chỉ có người già, trẻ con mà thậm chí có cả những người là trí thức, cán bộ cơ quan nhà nước đi đường cũng xả rác, khạc nhổ bừa bãi.

Vì thế, giải pháp hiệu quả vẫn là phạt thật nặng còn việc công khai hình ảnh cũng có thể cân nhắc nhưng nên thực hiện với những trường hợp đã bị nhắc nhở, xử lý nhiều lần mà không thay đổi để bảo đảm tính nhân văn", ông Long nói.

Bêu tên, công khai hình ảnh thôi thì chưa đủ

Thận trọng hơn, ông Bùi Ngọc Sơn (phố Hàng Dầu, Hà Nội) cho rằng phải cân nhắc thận trọng để tránh bị xung đột với các quy định khác.

Tuy nhiên, không chỉ có hành vi xả rác, cá nhân ông cũng kịch liệt lên án các hành vi vô văn hóa nơi công cộng.

"Tôi ví dụ như việc Hà Nội tổ chức lễ hội hoa để cho người dân đến ngắm thì một số người dân lại lao vào, giẫm đạp, chụp ảnh, thậm chí còn ngắt hoa, bê cả hoa về nhà không cho người khác ngắm hoa rất thiếu văn hóa, phải bị lên án.

Tôi cũng từng được chứng kiến rất nhiều trường hợp người giàu có, ăn mặc sang trọng, đi vào các khu mua sắm đắt tiền, trưng lên người những bộ quần áo hàng hiệu tiền triệu nhưng hành vi ứng xử lại quá nhếch nhác, thiếu ý thức hay rất nhiều quý cô, quý bà đi ô tô đậu trước nhà hàng, ăn món đắt tiền nhưng rác lại vứt ra ngoài. Ở đây không đơn giản là ý thức mà còn do cách giáo dục, do thói quen.

Giáo dục thay vì dạy thành người thì lại dạy thành tài trước, thay vì dạy trẻ con cách ứng xử, sống có đạo đức, ý thức, trách nhiệm thì lại cho con đi học đàn, học nhạc, học kiếm tiền để mong con trở thành ông nọ bà kia.

Khi lớn lên đã mặc định tâm lý có bố làm to, mẹ làm to, thi cử không cần làm bài cũng đỗ..., những đứa trẻ như vậy khi lớn lên sớm hay muộn chúng cũng xả rác, nói dối, coi thường người khác.

Như vậy, giáo dục từ nhỏ tới lớn, từ ông bà tới cha mẹ... có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành nhân cách của một con người.

Nếu hành động không chuẩn, giáo dục không chuẩn đứa trẻ lớn lên cũng sẽ có cách nhìn, cách sống sai lệch, tự phụ", ông Sơn nói thêm.

Theo ông Sơn, những trường hợp như vậy hiện có hai luồng ý kiến, một cho rằng cần phải được sử dụng làm hình ảnh minh họa, làm phóng sự phản ánh về các hiện tượng văn hóa xã hội cần phải lên án được trình chiếu công khai, rộng rãi trên các phương tiện truyền hình.

Thậm chí có thể gắn với những câu khẩu hiệu mang tính phê phán, lên án để người vi phạm nhận thức được mà tự thấy xấu hổ.

Nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng như vậy là xâm phạm quyền con người, cần phải cân nhắc.

"Ý kiến nào cũng cần được nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ, tuy nhiên, như đã nói ở trên, khi văn hóa ứng xử còn thấp, việc công khai hình ảnh người xả rác cũng là một giải pháp có thể đem lại tác động nhất định. Quan trọng hơn là phải có chế tài xử phạt thật nặng.

Ở nước ngoài, chế tài xử phạt rất nghiêm, ngay cả với rất nhiều ngôi sao nổi tiếng thế giới đều bị phạt nặng, thông tin, hình ảnh được đăng tải rộng rãi và bị phạt lao động công ích vì xả rác hoặc uống rượu lái xe.

Nếu chỉ công khai hình ảnh, nhắc nhở, bêu tên... thì chưa đủ, ở Việt Nam cũng cần phải làm được như vậy mới mong cải thiện được hình ảnh", ông Sơn nói.

cong khai beu ten nguoi xa rac kem phat nang

Đề xuất công khai hình ảnh người xả rác trên phố đi bộ Hồ Gươm

Hình ảnh cá nhân, cơ sở vi phạm có thể bị được đưa lên bảng điện tử đặt ở các lối vào của phố đi ...

cong khai beu ten nguoi xa rac kem phat nang

Thế giới ngăn xả rác thải nhựa ra biển

Khoảng 180 quốc gia đã đạt được thỏa thuận giúp giảm mạnh lượng rác thải nhựa đổ vào các đại dương trên thế giới và ...

/ http://baodatviet.vn