Chương Thị Kiều - “Bông hồng thép”, sứ mệnh và giấc mơ sau tấm HCV

Chiến thắng 1-0 của đội tuyển nữ Việt Nam trước Thái Lan ở chung kết SEA Games 30, Chương Thị Kiểu với cái đùi và đầu gối băng trăng toát tả xung hữu đột đánh bạt các pha lên bóng của đối thủ và chiến thắng trong tất cả các pha tranh chấp. Kiều đúng là một “bông hồng thép”.

Đội tuyển nữ Việt nam vô địch SEA Games lần thứ 6. Ảnh: D.P

Chiến thắng 1-0 của đội tuyển nữ Việt Nam trước Thái Lan ở chung kết SEA Games 30, Chương Thị Kiểu với cái đùi và đầu gối băng trăng toát tả xung hữu đột đánh bạt các pha lên bóng của đối thủ và chiến thắng trong tất cả các pha tranh chấp. Kiều đúng là một “bông hồng thép”.

 

Đội tuyển nữ Việt Nam sau chiến thắng trước Thái Lan và tấm

huy chương Vàng SEA Games thứ 6 là rất nhiều câu chuyện đáng ngưỡng mộ, bên cạnh những hình ảnh biết nói trong và sau trận đấu quả cảm. Dương Thị Vân vẫn nén đau thi đấu dù bị chuột rút từ hiệp 1, Huỳnh Như chạy như cỗ máy cho tới khi kiệt sức, Phạm Thị Hải Yến nén nỗi đau bà mất để thi đấu trọn vẹn kỳ SEA Games. Tuyết Nhung thì ốm từ trận gặp Philippnes ở bán kết, sau trận chung kết kiệt sức phải nhập viện…

Và hình ảnh Chương Thị Kiều vẫn đọng lại như một biểu trưng về tinh thần thép, ý chí vươn lên của bóng đá nữ, của phụ nữ Việt Nam.

“Bông hồng có gai của Việt Nam”

Giờ nghỉ giữa trận chung kết SEA Games 30, một cầu thủ hét vang phòng thay đồ, bật khóc vì quá đau. Chiếc băng vết thương tạm bợ trong hiệp 1 bị bóc ra để thay vào bằng một chiếc băng khác gọn gàng hơn.

Giọt nước mắt ấy vừa chảy ra được quẹt vội sau cánh cửa phòng thay đồ. Cô gái ấy bước ra sân chiến đấu tiếp với đối thủ cùng gương mặt đanh thép như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Chương Thị Kiều, từ ánh mắt đến những động tác chơi bóng, đầy chất thép. Rất đẹp, kiêu hãnh và đầy khí chất, Kiều chính là biểu tượng của một đội tuyển nữ Việt Nam không thể đánh bại.

16 tuổi, ở cái tuổi mà các bạn cùng trang lứa còn ăn chưa no, lo chưa tới, Kiều được tập trung lên đội tuyển quốc gia. 1 năm sau, Kiều dành danh hiệu đầu tiên trong sự nghiệp với giải thường dành cho Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm 2012. Kể từ đó, cuộc sống của cô gái quê Kiên Giang là những lần xa nhà, tập huấn và thi đấu. Thành quả đền đáp bằng danh hiệu Quả bóng Bạc 2016. Quan trọng hơn, Kiều được các huấn luyện viên chọn để trở thành hòn đá tảng nơi hàng phòng ngự tuyển nữ Việt Nam.

Trận đấu với Thái Lan, dù bị xước một mảng da rất lớn nhưng Chương Thị Kiều vẫn thi đấu trọn vẹn 120 phút trận chung kết. Kiều cùng người đá cặp trung vệ là Hồng Nhung bắt chết cặp tiền đạo đối phương và “mua” hết các đường bóng bổng, căng vào khu vực 16m50 của Việt Nam.

Kết thúc trận đấu, Kiều muốn trèo qua biển quảng cáo để xin cổ động viên phía trên một lá cờ Việt Nam đem vào sân ăn mừng nhưng thế nhưng không thể nào trèo qua được vì chân trái đau quá. Rất dễ thương và đáng yêu vô cùng.

Chuyến xuất ngoại vẫn còn đang “nằm trên giấy”

Nói về chuyện xuất ngoại ở bóng đá Việt Nam, rất nhiều người sẽ kể tới những Công Vinh, Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường… nhưng ít ai biết rằng, bóng đá nữ cũng được rất nhiều CLB bóng đá nước ngoài quan tâm, muốn chuyển nhượng.

Từ những năm 2010, thủ môn “huyền thoại” Đặng Thị Kiều Trinh đã được nhiều câu lạc bộ của Nhật và Séc quan tâm hỏi mua nhưng không thể, vì quá nhiều rào cản. Câu chuyện thú vị này chỉ tồn tại trong thế giới bóng đá nữ, dần chìm xuống và rơi vào quên lãng như nhịp đập và số phận của các cô gái bóng đá. Phải cho đến khi Trần Thị Hồng Nhung, thông qua sự kết nối của những người bạn muốn hỗ trợ cho bóng đá nữ và câu lạc bộ Phong Phú Hà Nam tạo điều kiện để sang thi đấu cho Chonburi của Thái Lan theo diện cho mượn, chuyện xuất ngoại của bóng đá nữ mới được nhắc đến, như một bước ngoặt để mở ra những cánh cửa mới cho các cầu thủ nữ Việt Nam.

“Có rất nhiều đội bóng nước ngoài quan tâm và muốn mua cầu thủ nữ Việt Nam. Ví dụ như câu lạc bộ Sparta Praha của Séc muốn mua Chương Thị Kiều”, huấn luyện viên Mai Đức Chung từng chia sẻ. Đây cũng là câu lạc bộ đã muốn đưa thủ môn Kiều Chinh sang thi đấu nhưng không thành. Và ở những chuyến tập huấn ở Nhật Bản, huấn luyện viên Mai Đức Chung cũng nhận được lời đề nghị từ một số câu lạc bộ Top đầu về việc đưa Chương Thị Kiều sang Nhật thi đấu.

Khi nhắc đến chuyện ra nước ngoài thi đấu, Kiều cũng tỏ ra rất hào hứng: “Tôi cũng chưa hề biết thông tin này và nếu được đi thì tốt quá. Hiện tại tôi chưa nghĩ đến điều đó, tập trung thi đấu tốt cho câu lạc bộ đã, đội mà cho đi thì đi thôi…”. Được đi ra nước ngoài thi đấu, tập luyện ở môi trường chuyên nghiệp với những trải nghiệm bổ ích, như người đá cặp Tuyết Nhung, rồi trở về cống hiến luôn là mơ ước của bất kỳ cầu thủ nào, với Chương Thị Kiều thì cũng không phải ngoại lệ. Và như chia sẻ của ông Chung “gái“ thì “bóng đá nữ Việt Nam có những cầu thủ đủ tầm đi thi đấu ở nước ngoài. Nếu họ đi xuất ngoại thi đấu là một điều rất tốt”.

Bóng đá nữ Việt Nam đang hướng đến mục tiêu là kỳ World Cup 2026, để làm được điều này cần chuẩn bị nhiều thứ và cả cần những người mở đường. Việc cho cầu thủ sang nước ngoài thi đấu ở các nền bóng đá chuyên nghiệp, phát triển hơn cần được suy nghĩ một cách nghiệm túc, sau thành công ở năm 2019 với chức vô địch AFF Cup 2019 rồi SEA Games 30, để giấc mở xuất ngoại sẽ không còn chỉ là mơ ước xa vời của riêng của ai...

HOÀI THU 11/12/2019 | 06:55

Mỹ cử phái viên tới Thổ Nhĩ Kỳ: Sứ mệnh “thuyết khách” liệu có thành?

Phó Tổng thống Mỹ Pence đã được cử tới thủ đô Ankara nhằm thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt chiến dịch quân sự ở ...

"Thủ môn quốc dân" Bùi Tiến Dũng có gánh nổi sứ mệnh lịch sử ở Hà Nội FC?

Chấn thương của Văn Công mở ra cơ hội bắt chính cho Bùi Tiến Dũng ở trận đấu dường như là quan trọng nhất mùa ...

Thủ tướng Anh thăm Pháp và Đức:Sứ mệnh thuyết phục EU thỏa hiệp Brexit

Trong bức thư gửi lãnh đạo các nước EU, Thủ tướng Anh đã đề nghị xóa bỏ kế hoạch "chốt chặn" tại Bắc Ireland và ...

/ laodong.vn