Chiến tranh thương mại của Tổng thống Trump: Ai được lợi?

Theo chuyên gia phân tích, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với nước Mỹ trước chuyển hướng thương mại.

Liên minh thuế quan

Năm 1950, nhà kinh tế Jacob Viner từ đại học Princeton, Mỹ từng nhận định một liên minh thuế quan (hình thức hợp tác thương mại giữa nhiều nước, trong đó các nước thành viên bãi bỏ toàn bộ hàng rào thương mại với nhau và áp dụng hàng rào thống nhất với các nước khác) sẽ tạo ra hiệu ứng thúc đẩy thương mại, vì các chương trình thuế thấp và hàng rào phi thuế quan khiến dòng hàng hóa giữa các nước thành viên gia tăng.

Nhưng ông Viner cũng lưu ý rằng liên minh thuế quan sẽ tạo ra hiệu ứng khiến thương mại chuyển hướng, vì các quốc gia không phải là thành viên của liên minh phải đối mặt với sự suy giảm trong thương mại so với quốc gia thành viên.

Như vậy, bằng cách nâng cao các rào cản thương mại với các đối tác thương mại lớn - đặc biệt là Trung Quốc – Mỹ hiện có nguy cơ tạo ra các hiệu ứng thúc đẩy thương mại nhưng cũng làm chuyển hướng thương mại.

chien tranh thuong mai cua tong thong trump ai duoc loi

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: USA Today)

Mỹ không phải là một phần của liên minh thuế quan. Các hiệu ứng thúc đẩy và chuyển hướng thương mại đối với Mỹ thể hiện ở nhiều phạm vi khác nhau, ở bất kỳ khu vực thương mại tự do nào - thậm chí là một tổ chức quy mô lớn như Tổ chức Thương mại Thế giới. Ví dụ, khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – nay đang tiến triển dưới tên gọi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) – điều này khiến Mỹ giảm bớt thương mại với các thành viên nhóm này trong khi các nước lại đang tăng cường thương mại nội bộ nhóm.

Nguy cơ từ "nước Mỹ trên hết"

Đến đây, chính sách thương mại “Nước Mỹ trước hết” (American First) của ông Trump cũng khó bù lại được cho những tác động tiêu cực của chuyển hướng thương mại.

Dù vậy, thách thức truyền thống và sẵn sàng đối mặt với nguy cơ để thay đổi không phải lúc nào cũng tệ. Đối với ông Trump, những phương pháp thách thức này thường là phá vỡ khuôn mẫu của các cuộc đàm phán, bao gồm sử dụng “điểm đe dọa”. Thể hiện điểm đe dọa có thể khiến đối phương có khả năng nhượng bộ hơn là cố gắng thuyết phục đối phương, trong những trường hợp đàm phán bế tắc.

Chính quyền Tổng thống Trump dường như đã cố áp dụng điểm này trong một vài phương diện. Ông Trump dường như muốn xác định liệu Trung Quốc - theo ông đã vi phạm các quy tắc chung như quy tắc liên quan đến đầu tư nước ngoài và bảo vệ sở hữu trí tuệ - có sẵn sàng quay trở lại tuân thủ các quy tắc đó nếu được thúc đẩy hay không.

Nhưng, lợi ích tiềm năng của chiến lược này có nguy cơ bị những rủi ro từ chủ nghĩa bảo hộ thô bạo của ông Trump lấn át. Trớ trêu thay, "nước Mỹ trên hết" có khi lại gây thiệt hại nghiêm trọng cho chính Mỹ, với những tổn thất do chuyển hướng thương mại gây ra.

Hơn nữa, chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Trump có thể dẫn đến thiệt hại rộng lớn hơn, khi thuế quan qua lại làm suy giảm xuất khẩu tổng thể, làm chậm dòng chảy thương mại toàn cầu và cản trở tăng trưởng kinh tế thế giới.

Ở đây có thể liên hệ tới những hậu quả của Đạo luật thuế quan bảo hộ Smoot-Hawley, ban hành năm 1930 trước sự phản đối của hơn 1.000 nhà kinh tế. Bằng cách tăng thuế suất lên mức kỷ lục, Smoot-Hawley đã biến cuộc suy thoái của Mỹ thành Đại Suy thoái (Great Depression), mặc dù các học giả vẫn còn tranh cãi về mức độ ảnh hưởng của nó với kinh tế thế giới.

Cơ hội cho "người ngoài"

Bất chấp chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nhìn chung có tác động tiêu cực, các nền kinh tế cởi mở hơn với thương mại như Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, lại có thể gặt hái lợi ích từ chuyển hướng thương mại. Một số dữ liệu thống kê mới xuất hiện cho thấy sự chuyển hướng như vậy đã diễn ra.

Ví dụ, cuộc chiến thương mại có thể là nguyên nhân giải thích cho việc xuất khẩu từ Nhật Bản sang Trung Quốc tăng 18,3% từ tháng 4/2017 - 3/2018. Khối lượng thương mại giữa hai nước tương đương 136 tỷ USD, gần bằng xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ trong cùng kỳ, tăng 7,5% so với năm trước đó.

Ngoài ra, theo thống kê của Bộ Tài chính Nhật, xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc trong nửa đầu năm 2018 trị giá hơn 4 nghìn tỷ JP (gần 37 tỷ USD), cao hơn 16,4% so với xuất khẩu của họ trong nửa đầu năm 2007, trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Ngược lại, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm 8,5% kể từ năm 2007.

Những con số này phản ánh hiệu ứng chuyển hướng thương mại là tiêu cực đối với Mỹ và Trung Quốc, nhưng tích cực với “người ngoài”.

Không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc chiến thương mại của Trump là một rủi ro nghiêm trọng, dù rõ ràng là nó đã được tính toán, thậm chí được tính toán tốt. Rốt cuộc, như người xưa vẫn nói, "trong khi hai con chó đánh nhau vì khúc xương, có thể con thứ ba đã lấy mất bỏ chạy rồi".

Koichi Hamada, tác giả bài viết là giáo sư danh dự tại Đại học Yale và là cố vấn kinh tế đặc biệt cho Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

chien tranh thuong mai cua tong thong trump ai duoc loi Các quốc gia thấy cơ hội trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, nhưng các quốc gia khác cũng nhìn thấy cơ hội tiềm ...

chien tranh thuong mai cua tong thong trump ai duoc loi Trung Quốc ra tuyên bố chính thức sau đàm phán thương mại với Mỹ

Sáng 10/1, Bộ Thương mại Trung Quốc ra tuyên bố chính thức về Đàm phán thương mại cấp Thứ trưởng giữa Trung Quốc và Mỹ.

chien tranh thuong mai cua tong thong trump ai duoc loi Thông điệp Trung Quốc gửi đến Mỹ qua chuyến thăm của Kim Jong-un

Vào thời điểm Mỹ - Trung đàm phán thương mại, Bắc Kinh muốn nhắc nhở rằng Washington còn cần phải dựa vào họ để gây ...