Cấp bách nhưng thận trọng

Trải qua mười năm hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế, đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) từ công ty mẹ cho đến các đơn vị thành viên cũng đã thấy cần phải tái cơ cấu bộ máy quản lý cho phù hợp với nhiệm vụ mới, tình hình mới. Có thể nói, hiện nay Tập đoàn Dầu khí là đơn vị tiên phong trong ngành công thương thực hiện tái cơ cấu bộ máy quản lý theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

Phải tinh gọn, hiệu quả

Không phải đến bây giờ Tập đoàn mới đặt ra vấn đề tái cơ cấu lại bộ máy quản lý. Vấn đề này đã được đặt ra từ cách đây hơn 5 năm nhưng lúc ấy, do công việc của Tập đoàn đang khá suôn sẻ, giá dầu đứng ở mức cao, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước cho nên vấn đề tái cơ cấu tuy được đặt ra nhưng chưa được thực hiện một cách quyết liệt. Chỉ đến khi từ cuối năm 2014, khi giá dầu thế giới suy giảm một cách tiêu cực thì cũng giống như nhiều tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới, PVN lâm vào tình trạng khó khăn chưa từng có.

Vậy bộ máy quản lý các cấp của Tập đoàn đã bộc lộ những yếu kém gì?

Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn, Hội đồng Thành viên, Ban Tổng giám đốc đã nghiêm túc xem xét, đánh giá và nhận thấy, Tập đoàn đang có một bộ máy quản lý khá cồng kềnh, thậm chí chồng chéo về chức năng nhiệm vụ; có những bộ máy trung gian biên chế cồng kềnh, làm cản trở tốc độ thực hiện công việc. Bên cạnh đó cũng có những bộ phận không thực sự cần thiết, thậm chí có những loại công việc mà có cũng được, không có cũng chẳng sao; hoặc có những loại công việc đáng chỉ cần 1 người làm thì bố trí tới 3 - 4 người… Chính vì thế, việc tái cơ cấu lại bộ máy là nhằm bảo đảm đồng bộ với Định hướng Chiến lược của ngành Dầu khí và là một bước cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết 41, xây dựng Tập đoàn Dầu khí vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, chuyên nghiệp.

cap bach nhung than trong
PVN sẽ chỉ nắm khoảng 50% vốn điều lệ của PV GAS Nguồn: PVN

Mục tiêu của đợt tái cơ cấu này là sắp xếp, tổ chức bộ máy điều hành và doanh nghiệp toàn Tập đoàn theo hướng tinh, gọn, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Sắp xếp lại tổ chức, tinh giản đầu mối, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Tổ chức mô hình quản trị hiệu lực, nâng cao chất lượng quản trị, điều hành của Tập đoàn và các đơn vị thành viên.

Chính vì vậy yêu cầu của việc tái cơ cấu lần này đã được xác định là phải tái cơ cấu từ trên cấp lãnh đạo cao nhất và chính lãnh đạo phải làm gương trong việc thực hiện nghị quyết của Thường vụ Đảng ủy về tái cơ cấu. Tuy nhiên việc sáp nhập các đơn vị, không chỉ là phép tính cơ học nghĩa là nhập vào để giảm đầu mối mà quan trọng nhất đó là tổ chức mới phải tinh gọn hơn, hiệu quả hơn trong điều hành công việc và đặc biệt phải chấm dứt được tình trạng “làm chơi ăn thật!”.

Phải cân nhắc kỹ lưỡng, toàn diện, thận trọng, nhưng triển khai phải quyết liệt, công khai, minh bạch, khách quan, đặc biệt là phải chú ý chống tiêu cực trong thực hiện rà soát, đánh, bố trí, sắp xếp tổ chức và nhân sự. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng Thành viên, Ban Tổng giám đốc.

Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn cũng yêu cầu các tổ chức chính trị, xã hội trong toàn Tập đoàn phải tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ Đảng viên gương mẫu thực hiện, phổ biến đầy đủ các chủ trương của Tập đoàn để mọi người năm rõ và đồng thuận thực hiện; tham gia giám sát, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong quá trình thực hiện sắp xếp tinh giản bộ máy, tinh giản biên chế…

Dân chủ, tránh xáo trộn lớn

Thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy về tái cơ cấu, các đơn vị thành viên cũng đã nghiêm túc triển khai, với tinh thần quyết liệt nhưng thận trọng, và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Một số đơn vị đã tổ chức cho cán bộ công nhân viên làm bản mô tả công việc của mình, trên cơ sở đó sẽ có đánh giá một cách dân chủ, nghiêm túc về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng tập thể và cá nhân… từ đó sẽ có hướng sắp xếp. Cũng phải nói thêm là đợt tái cơ cấu này, Tập đoàn làm rất khẩn trương, quyết liệt… Chỉ chưa đầy 2 tháng, khi có Nghị quyết 170 về đổi mới sắp xếp cơ cấu tổ chức nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Hội đồng Thành viên cũng đã có Nghị quyết về tái cơ cấu và chỉ nửa tháng sau, Tổng Giám đốc Tập đoàn đã có Chỉ thị “Quán triệt và triển khai Đề án tái cơ cấu bộ máy tổ chức, nhân sự bộ máy điều hành công ty mẹ”… Việc tái cơ cấu bộ máy của một Tập đoàn được triển khai với tốc độ nhanh nhưng rất dân chủ và không tạo xáo trộn lớn. Vì thế, không xảy ra hiện tượng khiếu kiện, thắc mắc…

Và từ ngày 1.6.2018, bộ máy của công ty mẹ từ 26 phòng, ban chỉ còn 14; Ban Tổng giám đốc của Tập đoàn có 1 Tổng giám đốc và 8 Phó tổng giám đốc thì nay đã chỉ còn 5, theo đúng mô hình tổ chức đã được Chính phủ phê duyệt. Không chỉ ở công ty mẹ thực hiện tái cơ cấu quyết liệt, một số đơn thành viên cũng đã tiến hành tái cơ cấu. Một loạt lãnh đạo mới được bổ nhiệm hoặc luân chuyển như ở PVEP; Biển Đông POC; Lọc hóa Dầu Bình Sơn; Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro…

Điều đáng mừng là cho tới thời điểm hiện nay, toàn thể cán bộ, công nhân viên và người lao động cơ bản đồng thuận với chủ trương có tính chiến lược này. Và ai cũng hiểu rằng, việc tái cơ cấu này sẽ mang lại một “sức khỏe” mới cho Tập đoàn dù tất nhiên cũng sẽ ảnh hưởng tới không ít người… Nhưng để Tập đoàn phát triển bền vững thì không còn con đường nào khác.

cap bach nhung than trong Hướng đi nào cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Làm gì để đột phá?

Thời điểm “nguy kịch” nhất đối với PVN (năm 2016 - 2017) đã qua, nhưng cũng mới chỉ ở mức “nhẹ nhõm đôi chút”. Quan ...

cap bach nhung than trong Hướng đi nào cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Người dầu khí lao động như thế nào?

Một thời kỳ dài, được vào làm việc ở PVN là ước mơ của không ít người, đặc biệt là ở các đơn vị tìm ...

cap bach nhung than trong Hướng đi nào cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Non trẻ nhưng vinh quang

Trong lĩnh vực năng lượng, nước ta có ba tập đoàn chủ lực đó là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Tập ...

/ Vân Như/ĐBND