Căn nhà 'pháo đài' đứng vững trong bão mạnh nhất thế kỷ ở miền nam Mỹ

Nhờ bỏ nhiều chi phí để xây dựng kiên cố và mời chuyên gia đến niêm phong cửa, chủ căn nhà ở Mexico Beach chịu rất ít thiệt hại trong bão Michael.

can nha phao dai dung vung trong bao manh nhat the ky o mien nam my

Căn nhà của Russell King và Lebron Lackey tại Mexico Beach. Ảnh: NYTimes.

Khi xây căn nhà mơ ước vào năm ngoái, Russell King và cháu trai Lebron Lackey đã chú ý đến mọi chi tiết, từ cột trụ 12 m được chôn xuống đất cho đến các loại vít khoan vào tường. Họ cũng cài đặt một camera an ninh ngoài trời và qua đó quan sát được cơn bão Michael đổ bộ vào Florida tuần trước, khi họ đang ở Cleveland, cách ngôi nhà hơn 600 km.

Bão Michael đổ bộ vào Mexico Beach, Florida ngày 10/10 với sức gió lên tới 250 km/h, là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào miền nam nước Mỹ trong 100 năm. "Tôi cứ nghĩ căn nhà sẽ bị xé toạc rồi bị cuốn đi như cánh máy bay", King nói, theo NYTimes.

Nhưng chuyện đó đã không xảy ra. Khi New York Times công bố hình ảnh chụp từ trên cao cho thấy 3/4 số nhà bị hư hại trên một đoạn đường dài 1,6 km ở Mexico Beach, Lackey thấy nhà của mình vẫn đứng vững giữa đống đổ nát trông như ngày tận thế.

Đây là câu chuyện cho thấy các quy định về xây dựng ở Florida đã không tưởng tượng được sức tàn phá thảm khốc của cơn bão cấp 4.

Từ năm 2002, Florida áp dụng quy định khá nghiêm ngặt về sức chống chịu trước gió bão đối với các ngôi nhà được xây dựng dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Tuy nhiên, quy định được thả lỏng đối với khu vực Panhandle, tây bắc Florida, nơi thường ít chịu ảnh hưởng bởi những cơn bão mạnh.

Sau khi cơn bão cấp 5 Andrew tàn phá hạt Miami-Dade vào năm 1992, các công trình mới ở miền nam của bang bắt buộc phải chịu được sức gió 280 km/h. Tuy nhiên, tại các hạt ven biển ở Panhandle, nơi đã bị ảnh hưởng bởi bão Michael, yêu cầu thấp hơn với sức gió 190 - 240 km/h. Các quy tắc về cách gia cố cho những ngôi nhà gần bờ biển mới chỉ được áp dụng kể từ năm 2007. Nhiều nhà dân và các doanh nghiệp bị bão Michael tàn phá ở Mexico Beach đã được xây dựng từ rất lâu trước đó. Việc xây dựng lại chúng để tuân thủ quy định rất tốn kém.

King không cho biết ông và Lackey đã chi bao nhiêu tiền để gia cố nhà của mình. Hồ sơ công khai để tính thuế cho thấy nó được ước tính trị giá 400.000 USD. Kiến trúc sư của họ, Charles A. Gaskin, nói rằng căn nhà được xây theo cách đắt gấp đôi bình thường.

can nha phao dai dung vung trong bao manh nhat the ky o mien nam my

Căn nhà nằm trên các cột trụ cao để tránh nước lũ. Ảnh: NYTimes.

Lackey cho biết ông và King thậm chí đã không xem quy định về sức kháng gió tối thiểu ở hạt Bay. Ngay từ đầu, họ đã muốn xây dựng căn nhà chịu được sức gió 400 km/h.

Ngôi nhà được xây bằng bê tông, được gia cố bằng cáp thép và cốt thép. Các góc của ngôi nhà cũng được gia cố bằng bê tông. Không gian dưới mái nhà được giảm thiểu để gió không thể len vào bên dưới khiến nó bị bật tung. Ngôi nhà nằm trên các cột trụ cao giúp nó tránh được nước lũ thường đi kèm với các cơn bão mạnh.

Khi bão Michael chuẩn bị đổ bộ, những người thuê nhà của King và Lackey đã chuyển hết đồ đạc ở ngoài nhà vào trong. King thuê một chuyên gia đến niêm phong các cửa của căn nhà - biện pháp mà Lackey thừa nhận rằng không phải ai cũng có thể làm được và chi trả được trong trường hợp khẩn cấp.

"Chúng tôi nghĩ rằng cần phải xây dựng một ngôi nhà có thể tồn tại qua nhiều thế hệ", Lackey nói.

"Tôi tin rằng hành tinh đang nóng lên và các cơn bão đang trở nên mạnh hơn", King cho biết. "Chúng tôi không quen với việc có những cơn bão như thế này. Vì vậy, những người sống gần bờ biển giờ phải sẵn sàng đối mặt".

Cuối tuần trước, King về lại nhà để trực tiếp kiểm tra. Cầu thang và mảng tường gắn với cầu thang bên ngoài tòa nhà đã biến mất. Nhưng đó là do thiết kế: Kiến trúc sư đã chọn loại tường tự sập trong sức gió chứ không xé toạc thêm bất kỳ cấu trúc nào. King phải leo thang để vào nhà.

Ông bất ngờ khi thấy ngôi nhà chỉ phải chịu một chút thiệt hại do nước mưa và cửa sổ phòng tắm bị nứt. "Chúng tôi có thể dọn dẹp chỗ này trong một tháng", ông nói. "Nhưng những người khác thì tôi không biết nữa. Hãy nhìn những gì họ phải chịu đựng".

Ngôi nhà gần kề đã bị xóa sổ. Ba ngôi nhà bên kia đường giờ chỉ còn là các tấm bê tông. Ngôi nhà thứ tư vẫn trụ lại nhưng mái nhà và một số bức tường bị hư hại. Hai người thuê nhà đã mất tích. King cho biết chủ căn nhà đó cũng rất quan tâm đến việc chống bão. "Nó lẽ ra cũng phải là một pháo đài như thế này", ông nói.

King hy vọng Cơ quan Đối phó Khẩn cấp Liên bang (FEMA) có thể rút ra những kinh nghiệm khi nhìn vào căn nhà của họ. "Nếu FEMA muốn xem xét nhà của tôi, họ có thể mượn nó trong vài tuần", ông nói. "Tôi sẽ không phàn nàn".

can nha phao dai dung vung trong bao manh nhat the ky o mien nam my 17 tiêm kích F-22 Mỹ có thể bị hỏng nặng sau bão Michael

Lầu Năm Góc lo ngại số tiêm kích F-22 trị giá 2,5 tỷ không thể sơ tán khỏi căn cứ Tyndall đã hư hỏng khi ...

can nha phao dai dung vung trong bao manh nhat the ky o mien nam my Bão Michael đi qua, cộng đồng nghèo ở Mỹ \'dọn bãi chiến trường\'

Sau khi bão Michael đi qua, cư dân sinh sống trong những chiếc xe cắm trại ở khu vực ven biển miền Tây bang Florida, ...

can nha phao dai dung vung trong bao manh nhat the ky o mien nam my Bão Michael thổi bay tiêm kích Mỹ trong căn cứ không quân

Các tiêm kích tại căn cứ không quân Tyndall ở bang Florida, Mỹ hứng chịu tổn thất nặng nề khi bão Michael quét qua.

/ https://vnexpress.net